Việt Nam còn quá nhiều bất cập, từ quy hoạch đến giao dự án, thu hồi đất và giải toả mặt bằng. Hiện nay cơ chế chủ yếu là: Không có qui chế rõ ràng cho việc quản lý.
1. Ở các nước phương Tây (các nước tư bản) việc giải toả tại các trục đường và nút giao thông được giải quyết như thế nào?
Đối với các nước phương Tây, việc giải toả được giải quyết theo cơ chế thị trường và quyết định tư pháp.
- Ngay khi bắt đầu tiến hành công tác quy hoạch và lập dự án, các nhà đầu tư và chính quyền đều lấy ý kiến của người dân. Trước đó nữa, công tác tuyên truyền phổ biến đã được nhà đầu tư và nhà chức trách thực hiện rất tốt. Các phiếu lấy ý kiến của người dân được phát ra. Phiếu trưng cầu dân ý dưới dạng trả lời “yes” và “no” (Có và không ủng hộ). Đặc biệt tại các nước Đức, Pháp, Anh... nguyên tắc dân chủ được đưa lên hàng đầu. ý kiến của người dân hết sức được tôn trọng.
- Sau cả quá trình quy hoạch và lập dự án có sự tham gia của người dân (Quy hoạch cộng đồng), các nhà đầu tư sẽ nhận chuyển nhượng từ người dân một cách hết sức đơn giản. Người dân hiểu và việc đền bù, di dời, giải toả diễn ra hết sức nhẹ nhàng.
- Tuy nhiên thi thoảng hi hữu cũng có trường hợp phản kháng dự án bằng cách đòi giá trị đền bù hết sức cao. Trường hợp này nhà đầu tư và chủ sở hữu đưa ra toà án khu vực để giải quyết. ( Như giải quyết một vụ tranh chấp). Phán quyết về giá cả đền bù sẽ do toà án quyết định. Chủ đầu tư và người dân đều phải tuân thủ phán quyết này.
- Điều kiện áp dụng biện pháp này ở Việt Nam là hết sức khó khăn vì trình độ dân trí còn thấp kém. Tính chấp hành luật pháp chưa nghiêm. Trình độ quản lý và xử lý chưa rạch ròi, minh bạch. Mọi sự can thiệp của chính quyền chủ yếu là thuế và thị trường ( Gần như không có qui định hành chính).
| Một góc đường trung tâm TP Đà Nẵng | 2. Đối với Trung Quốc, một đất nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam:
- Trung Quốc xử lý vấn đề này mềm mại hơn và mang tính hành chính nhiều hơn. Các quyết định hành chính rất rõ ràng. Hiệu lực quy hoạch thực hiện rất tốt.
- Khi có quyết định qui hoạch, việc thực hiện quy hoạch này gần như là thực hiện luật pháp. Các công việc giải toả hay phương án quy hoạch hoàn toàn được áp đặt bằng phương pháp hành chính. Qui trình này đỡ tốn thời gian hơn, ngắn hơn qui trình của các nước phương Tây nhưng với điều kiện: Quy hoạch phải rất tốt.
- Trung Quốc dùng nhà nước để quyết định hoàn toàn từ quy hoạch, giải toả tới đền bù.
- Các nhà quản lý Trung Quốc nhận xét: Quản lý ở Việt Nam gần với thị trường hơn Trung Quốc. (Thu hồi đất thực hiện bồi thường, giải toả). Nên sử dụng cơ chế tự điều chỉnh của thị trường.
3. Những bất cập tại Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực này:
Việt Nam còn quá nhiều bất cập, từ quy hoạch đến giao dự án, thu hồi đất và giải toả mặt bằng. Hiện nay cơ chế chủ yếu là: Không có qui chế rõ ràng cho việc quản lý. Tiền bồi thường chiếm 80% giá trị dự án. Tiền xây dựng chiếm chỉ 20%. Đây là một trong những bất cập lớn.
a. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trên là gì?
Tình trạng giải toả phụ thuộc vào cơ chế của UBND thành phố. Kế hoạch riêng cho từng địa phương.
- Có một số thành phố qui định: Nhà nước sẽ quản lý đất đai hai bên trục đường mới mở rộng (điển hình là Đà Nẵng) điều này dẫn đến khiếu kiện của người dân). Tuy nhiên, phương cách này đã đạt được thành công, tạo được phần kinh doanh hai bên đường, đưa lại đầu tư vào dự án. Như vậy sự quản lý thuận lợi hơn và tốt hơn.
- Cách thứ 2 để thực hiện giải toả là chỉ thu hồi đất theo chỉ giới mở đường. Không thu hồi hai phần đất bên đường. Trong phương án này, việc bồi thường, đền bù là thấp nhất. Nhưng như vậy phải có một cơ chế quản lý thật tốt. Nếu không tất yếu sẽ dẫn đến sự xây dựng lộn xộn bất cập.
Việc xây dựng lộn xộn, đất đai bị chiếm dụng hiện nay là do quản lý của chính quyền cơ sở còn nhiều yếu kém. để tồn tại những bất cập này cũng là một hình thức tham nhũng. Tính công bằng trong việc quản lý, thực thi chính sách của chính quyền hết sức kém. Cơ chế tạo công ăn việc làm chưa tốt.
b. Một số gợi ý về giải pháp khắc phục.
- Việt Nam có thể áp dụng cả hai cơ chế (Cơ chế thị trường như phương Tây và cơ chế áp đặt hành chính như Trung Quốc). Hiện nay, tại một số dự án, Việt Nam đã làm theo cơ chế thị trường. Nhưng Việt Nam không có sự can thiệp của luật pháp khi xảy ra tranh chấp giữa nhà đầu tư và người dân. (Chỉ trừ một số dự án trọng điểm nhà nước mới can thiệp). Không có bất cứ một cơ chế hành chính, tư pháp nào. Đây là vấn đề hết sức vướng mắc cho nhà đầu tư.
- Đối với cơ chế nhà nước thu hồi đất ở các dự án khu công nghiệp, khu kinh tế, chế xuất, chăn nuôi, dự án 100% vốn nước ngoài... đã được thực hiện khá tốt. Giá đất được công bố ở các địa phương vào tháng 1 hàng năm. Cơ chế cho phép UBND tỉnh định giá đất chênh lệch 20% so với giá chung của Chính phủ. Tuy nhiên, giá đất hiện nay vẫn thấp hơn giá thị trường là 30%-40%, đã có nghị định 17 ngày 27/1/2006 của Chính phủ nhưng hiện nay chưa tỉnh nào thực hiện.
- Trình tự thu hồi đất và đưa vào thực hiện dự án chưa tốt. Khâu tuyên truyền và hợp tác với người dân bị bỏ qua. Các bước khác thường bị thúc ép, chưa thoả đáng. Nhiều khi quyết định cưỡng chế đến quá sớm. Sắp tới sẽ ban hành nghị định từ khâu quy hoạch.
- Sau những con đường được mở rộng, vấn đề quản lý hết sức phức tạp. VD: Đường 5, tuy không giao đất hai bên đường nhưng người dân đã tự xây nhà dày đặc. Việc cần thiết là phải thực hiện triệt để qui định đã được duyệt .
- Trong trường hợp chỉ thu hồi đất theo chỉ giới đường. Việc quản lý chặt và nghiêm minh là rất quan trọng. Việc làm nhà sát mặt đường là hình thức không tốt. Do Việt Nam phát triển kinh tế còn kém, nên kinh tế hộ gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng. Việc tận dụng lao động của Việt Nam còn kém (bằng Thái Lan). Khi làm công tác quản lý phải lưu ý đến tạo môi trường kiếm sống.
GS.TSKH Đặng Hùng Võ Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT source http://www.landtoday.net/vn/tintuc/xaydung/12129/index.aspx
|
No comments:
Post a Comment