Sunday 14 March 2010

Luật Xây dựng - "xây" không phải cho dân!


Thứ hai, 03 Tháng mười một 2003, 13:41 GMT+7

Đó là đánh giá của một số ĐB trong buổi thảo luận sáng nay về phạm vi điều chỉnh của dự luật. ĐB Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang) còn cho rằng: "Dự án Luật Xây dựng hình như đưa ra chỉ dành cho những người làm công trình của Nhà nước...". Nhiều ĐB còn kiến nghị: "Luật vẫn chưa quy định chế tài xử lý vi phạm đối với cơ quan Nhà nước quản lý trong lĩnh vực xây dựng".

Luat Xay dung xay khong phai cho dan

Chưa có chế tài cho cơ quan nhà nước

Dẫn ra một trong những nguyên nhân chính của tình trạng chất lượng công trình xây dựng yếu kém, ĐB Nguyễn Văn Dũng (tỉnh Tiền Giang) cho rằng: "Luật mới quy định tương đối trách nhiệm đảm bảo công trình cho những bên tham gia. Đấy mới là điều kiện cần thôi. Điều kiện đủ thì phải quy định cả quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý công trình. Ở mỗi bộ, ngành, địa phương đều có cơ quan giám định chất lượng công trình. Nhiều như vậy nhưng sai phạm vẫn xảy ra nghiêm trọng, vì giữa cơ quan nhà nước và các bên thực hiện công trình vốn cùng chung một "mẹ", nên dễ có chuyện móc ngoặc lẫn nhau. Cần thành lập một cơ quan giám định chất lượng xây dựng trực thuộc Chính phủ để kiểm soát những vi phạm này".

Cũng như ĐB Dũng, ĐB Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) thắc mắc: ""Chúng ta chưa ghi cụ thể trách nhiệm của chủ quản đầu tư xây dựng. Chủ quản đầu tư là người quyết định quy mô đầu tư, nếu để công trình vượt dự toán thì phải chịu trách nhiệm".

Phải chia rẽ người thiết kế và người thi công

Theo ĐB Nguyễn Bá Thanh, nên phân công độc lập các khâu thiết kế, thi công... để tránh thất thoát. Thậm chí khi chưa hoàn thành thiết kế công trình thì cũng không nên tổ chức chọn đơn vị thi công, tránh sự câu kết, thông đồng giữa các đơn vị này. Ông Thanh nêu ra tình trạng các đơn vị thi công thường tìm cách móc nối với đơn vị thiết kế để đưa ra những con số nguyên vật liệu lớn hơn thực tế, sau đó cắt xén để chia nhau.

ĐB Trịnh Thanh Vân (TP. Hà Nội) thì bức xúc về tình trạng "rút ruột" công trình xây dựng: "Hầu hết các công trình xây dựng cơ bản đều có vấn đề, đều bị bòn rút hàng chục phần trăm số vốn đầu tư xây dựng. Như trường hợp xây dựng khách sạn Bàn cờ ở Hà Nội, ban đầu chỉ dự toán 14 tỷ đồng, sau nâng lên 18 tỷ. Đến khi thanh quyết toán thì mới ngã ngửa ra công trình đã lên tới... 31 tỷ đồng. Thanh tra lại thì mới biết, trong số 31 tỷ đồng đó, các đơn vị thi công chỉ sử dụng 20 tỷ đồng, còn lại là chia nhau bỏ túi!".

Đấu thầu là cũng là một khâu quan trọng trong hoạt động xây dựng, thường xuyên có hiện tượng "đi đêm". Nhiều đơn vị xây dựng đã không từ mọi mánh lới gian lận để thắng thầu. ĐB Nguyễn Bá Thanh "bật mí" cách xử lý với những tiêu cực trong đấu thầu: "Ở Đà Nẵng, các đơn vị tham gia đấu thầu phải tuân thủ một số quy tắc do chúng tôi đề ra như giữ nguyên thiết kế, không cho phát sinh... Chúng tôi không quan tâm đến những đơn vị đưa ra mức giá quá thấp, hoặc quá cao mà chỉ lựa chọn những chủ thầu có mức giá trung bình. Vì giá thấp lại thường có vấn đề...".

Chúng ta đều chờ đợi...

"Tất cả chúng ta đều chờ đợi Luật này ra đời sẽ giải quyết ba điều: đưa công tác xây dựng vào nền nếp, chất lượng công trình được nâng cao và giảm được thất thoát trong xây dựng. Thế nhưng nội dung của dự thảo luật vẫn còn nhiều điểm chưa thoả đáng". Đó không chỉ là nỗi "kỳ vọng" đầy tiếc nuối của ĐB Nguyễn Ngọc Trân (tỉnh An Giang).

Nhiều ĐB tha thiết yêu cầu Ban soạn thảo đưa thêm một chương về quy hoạch chuyên ngành, bởi lĩnh vực này còn quá chung chung, trong khi đã bị dự Luật Đất đai "từ chối" điều chỉnh. Tuy nhiên, theo ý kiến của Ban soạn thảo "vấn đề quy hoạch chuyên ngành là do các bộ, ngành lập, không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này". Do vậy, những quy định về quy hoạch trong dự Luật Xây dựng vẫn ở mức chung chung.

Nói về một số điểm còn bất hợp lý trong dự luật, ĐB Thanh (Đà Nẵng) lại tiếp tục: "Quy định về giải phóng mặt bằng không nên phân biệt dự án đầu tư có mục đích kinh doanh và không có mục đích kinh doanh. Ở địa phương chúng tôi, dự án xây dựng công trình nào cũng của chính quyền. Vì chính quyền đích thân đứng ra thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng còn khó, các đơn vị kinh doanh thì làm sao có thể thực hiện được".

ĐB Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang) lại tỏ rõ bức xúc: "Dự án luật này sẽ rất khó thực hiện đối với người dân. Vì hình như chúng ta đã xây dựng chủ yếu dành cho những người làm công trình của Nhà nước và một số ít công trình thật lớn của tư nhân thôi. Thế nên cứ nói dân không hiểu luật, không chịu làm theo luật là không đúng đâu...".

  • Lan Anh
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
source
http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Luat-Xay-dung-xay-khong-phai-cho-dan/20035194/96/
*****************************************************************
Một vài bất cập trong các quy định liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản

Hiện nay lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thông vận tải đã có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số bất cập cần được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp, nhằm tăng cường hơn nữa hiệu lực pháp lý của văn bản này. Xin nêu lên một vài suy nghĩ, nhận xét về các quy định, tổ chức quản lý của Nhà Nước có liên quan đến hoạt động của ngành giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng.

1. Tính ổn định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác xây dựng cơ bản

Trong thời gian gần đây (từ năm 2004 – nay), đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành, trong đó có nhiều văn bản sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung. Điều này cho thấy sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, Quốc hội, các bộ ngành, đối với công tác XDCB, đồng thời khắc phục từng bước những bất hợp lý, tạo thuận lợi hơn trong việc đơn giản hóa thủ tục đầu tư, phân rõ trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình tham gia dự án, rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào khía cạnh khác thì lại thấy rõ sự chuẩn bị ra đời 01 văn bản quy phạm pháp luật chưa được quan tâm đúng mức. “Tuổi thọ” của các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng trong thời gian gần đây khá ngắn. Nếu thời gian từ khi ban hành Luật Xây dựng Nghị định 16/2005/NĐ-CP thay thế Nghị định 52/1999/NĐ-CP có thời gian triển khai áp dụng là 6 năm thì NĐ112/2006/NĐ-CP điều chỉnh bổ sung NĐ16/2005/NĐ-CP chỉ khoảng 1 năm, NĐ12/2009/NĐ-CP thay thế NĐ112/2006/NĐ-CP và NĐ16/2005/NĐ-CP khoảng gần 3 năm. Hay như văn bản luật cao nhất là Luật như Luật Xây dựng năm 2003, Luật Đấu thầu năm 2005 đến năm 2009 cũng đã có điều chỉnh, bổ sung.
Điều này đã gây khó khăn rất lớn trong việc nghiên cứu áp dụng, lúng túng trong triển khai thực hiện đối với các đối tượng thực thi (bao gồm cả các cơ quan QLNN, tổ chức tư vấn và nhà thầu xây dựng), thậm chí có tình trạng có hành vi này là đúng với quy định này nhưng không đúng với quy định trước đó (ví dụ như hành vi Tư vấn thiết kế đồng thời là tư vấn thẩm tra, Chủ đầu tư tham gia thiết kế,…).
Điều quan trọng nhất đối với các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Luật và các Nghị định là phải có tính ổn định trong một thời gian dài, đảm bảo có thời gian để các đơn vị thực hiện nghiên cứu, thấm nhuần, từ đó tạo tâm lý yên tâm, tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc. Muốn vậy, công tác tham vấn, tổ chức phản biện cần được quan tâm hơn, trong đó đặc biệt chú trọng thu thập thông tin, phản ánh từ các đơn vị cơ sở.
2. Bất hợp lý trong tính toán chi phí thiết kế, thẩm tra các công trình đầu tư, xây dựng
Hiện nay theo quy định của Bộ Xây dựng, chi phí thiết kế, thẩm tra các công trình xây dựng được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giá trị xây lắp của công trình. Điều này cũng có nghĩa là, nếu giá trị xây lắp của công trình càng cao thì chi phí thiết kế cũng như thẩm tra càng lớn và ngược lại. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng, hầu như đơn vị tư vấn thiết kế cũng như tư vấn thẩm tra nào cũng không đặt nặng vấn đề nghiên cứu giải pháp kỹ thuật hợp lý, tính toán chặt chẽ kết cấu để giảm giá thành, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, đặc biệt là các công trình vốn Nhà nước quản lý. Ngược lại, nhiều đơn vị Tư vấn có xu hướng thiết kế thiên về an toàn quá mức cần thiết (kích thước lớn, bố trí nhiều cốt thép,…) dẫn đến giá thánh tăng cao. Việc này cũng được sự thống nhất của Tư vấn thẩm tra. Lý do là nếu tính toán để điều chỉnh theo hướng tiết kiệm sẽ vừa tốn thời gian, vừa giảm chi phí thiết kế cũng như thẩm tra.
Để khắc phục tình trạng trên, phát huy tính sáng tạo của các đơn vị tư vấn, cần nghiên cứu điều chỉnh lại cách tính chi phí thiết kế, thẩm tra theo hướng tính theo quy mô và mức độ phức tạp của công trình mà không theo giá trị xây lắp công trình. Ví dụ đối với đường giao thông thì đơn giá thiết kế tính theo m2 (hoặc chiều dài) của đường tùy theo bề rộng mặt cắt ngang đường (đường trong hay ngoài đô thị, có hay không có dải phân cách); đối với cầu thì đơn giá tính theo chiều dài nhịp, kết cấu nhịp đơn giản hay liên tục, áp dụng công nghệ mới hay công nghệ thông thường,…

(Còn tiếp)

source
http://sgtcc.danang.gov.vn/index.php/vi/component/content/article/3-tintuc-sukien/127-mt-vai-bt-cp-trong-cac-quy-nh-lien-quan-n-lnh-vc-u-t-xay-dng-c-bn
Những kiến nghị về sửa đổi bổ sung Luật xây dựng, Luật đấu thầu.
--

NHỮNG KIẾN NGHỊ

VỀ SỬA ĐỔI BỔ SUNG LUẬT XÂY DỰNG, LUẬT ĐẤU THẦU

LTS: Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu đã được Quốc hội thông qua và đã có hiệu lực thi hành. Trong quá trình thi hành Luật có nhiều ý kiến kiến nghị cần phải điều chỉnh bổ sung một số nội dung trong Luật và các Nghị định hướng dẫn thi hành cho phù hợp với thực tế. Tổng Hội Xây dựng Việt Nam đã mời một số hội viên tập thể, Ban chính sách đóng góp ý kiến về nội dung trên. Sau đây là tổng hợp các ý kiến đóng góp của hội nghị.

A. Một số vấn đề chung của 2 Luật:

1) Về người có thẩm quyền: Trong luật dùng từ “người” ở đây có lúc là cá nhân, có lúc là tổ chức do đó sẽ rất khó khi xây dựng các quy định Chế tài khi vi phạm:

+ Người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng công trình trong Luật Xây dựng ghi rất rõ là Thủ tướng, Chủ tịch UBND, Bộ trưởng. Nhưng thẩm quyền lập, phê duyệt qui hoạch chung xây dựng, thẩm quyền thẩm định lại ghi chung chung là Bộ A, Bộ B, UBND, Sở A, Sở B...

+ Người có thẩm quyền trong Luật Đấu thầu là người được quyền quyết định dự án được qui định tại Điều 39 Luật Xây dựng và Điều 11 Nghị định 16 thì thẩm quyền ghi rõ là Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp. Nhưng tại Điều 60 trong Luật Đấu thầu ghi nhiệm vụ rất chi tiết của người có thẩm quyền như phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu, ... là không thực tế đặc biệt dự án đầu tư ở các Bộ không chuyên ngành (Y tế, Văn hóa, Lao động...) vì vậy cần xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong các trường hợp của Luật. Người có thẩm quyền ở các cấp hành chính là Thủ trưởng, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND nhưng cần bổ sung “hoặc người được ủy quyền, người được phân công ký các quyết định liên quan đến dự án đầu tư”. Có như vậy khi xử lý hành vi vi phạm mới có các chế tài cụ thể cho từng cá nhân được.

2) Cần qui định rõ người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và Ban quản lý trong dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước:

Theo Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu thì có rất nhiều qui định Chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư. Vì vậy người quyết định đầu tư và chủ đầu tư không thể là “một người”, “một cấp” do đó vấn đề đặt ra là:

- Bộ có thể vừa là người quyết định đầu tư lại là chủ đầu tư dự án hay không? (Như nhiều người nói vụ PMU18 thì Bộ Giao thông - Vận tải là chủ đầu tư có đúng không?). Nếu theo Khoản 9 Điều 4 Luật Đấu thầu, Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng thì “chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu”. Rõ ràng ở đây Ngân sách nhà nước hoặc vốn ODA đã được giao, phân bổ trực tiếp cho Bộ GTVT “sở hữu”, “sử dụng” để xây dựng công trình nhưng người “trực tiếp tiêu tiền” lại là PMU.

- Vì vậy có ý kiến cho rằng cần định nghĩa lại và xác định chủ đầu tư (sử dụng vốn Nhà nước) phải là người được Nhà nước giao vốn để xây dựng dự án nhưng phải là người trực tiếp quản lý, sử dụng khai thác dự án còn nếu năng lực không đủ thì đã có qui định trong pháp luật là thuê tư vấn quản lý dự án rồi? Lúc đó Bộ là “người” quyết định, “người có thẩm quyền”.

- Về Ban Quản lý dự án. Theo Luật Xây dựng và Nghị định 16 thì trong trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư “có thể thành lập Ban Quản lý dự án, Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ quyền hạn được giao”.

Vì vậy có nên qui định cứng các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án như điều 36 Nghị định 16 hay không?

Do đó có ý kiến cho rằng đã tách được “Chủ đầu tư” như nêu ở trên (không phải là Bộ, UBND) nếu trực tiếp quản lý dự án thì chính chủ đầu tư cử người của mình ra làm Ban Quản lý dự án vấn đề chỉ là phân công một số cán bộ của cơ quan chủ đầu tư chuyên làm Ban quản lý dự án lúc này được trực tiếp điều hành dự án mà chính họ là chủ đầu tư, nhất là lại có câu “chủ đầu tư có thể ủy quyền cho Ban Quản lý dự án một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ quyền hạn của mình” thế thì hai là một rồi còn gì phải tách ra nữa.

Còn trường hợp không đủ điều kiện trực tiếp quản lý dự án thì phải thuê các tổ chức tư vấn quản lý dự án hay nói cách khác các tổ chức tư vấn này chính là các ban quản lý dự án. Lúc này thì rất rõ ràng chủ đầu tư chỉ thuê một số công việc thông qua các hợp đồng kinh tế mà mình không có năng lực quản lý dự án mà thôi.

B. Những vấn đề cần thống nhất giữa Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu.

1. Về quy định lựa chọn nhà thầu.

- Luật Xây dựng tại điểm b mục 1, Điều 96 qui định “chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý”

- Luật Đấu thầu: Tại mục 4 Điều 38 qui định chọn nhà thầu “có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng”.

Việc thống nhất giữa “giá dự thầu hợp lý” và “có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng” là cần thiết đặc biệt phải có Tiêu chí cụ thể đánh giá thế nào là “giá dự thầu hợp lý” hay “chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng”. Các tiêu chí này qui định trong Nghị định 16 chưa rõ, thiếu cụ thể, còn Nghị định hướng dẫn về Luật Đấu thầu thì chưa có vì vậy cần có sự thống nhất về từ dùng trong qui định của 2 Luật và thống nhất các tiêu chí đánh giá, một số ý kiến còn cho rằng cần tính thêm điểm kỹ thuật vào giá chọn thầu này.

2. Cần thống nhất giữa hai Luật về tên gọi và nội dung các công tác chuẩn bị đầu tư.

Về năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình tại Nghị định 16 có phân loại:

- Nhà thầu tư vấn: 2 loại

- Nhà thầu xây lắp: 2 loại (cấp I, đặc biệt cấp II trở xuống)

Nhiều ý kiến cho rằng cần phải khôi phục lại việc cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức hoạt động xây dựng (Tham khảo Luật Xây dựng Trung Quốc qui định có 4 cấp năng lực của tổ chức khảo sát thiết kế, 3 cấp cho nhà thầu xây lắp và mọi tổ chức hoạt động xây dựng chỉ được cấp giấy phép hoạt động khi có giấy chứng nhận năng lực, tổ chức hoạt động xây dựng chỉ được hoạt động theo cấp công trình được cấp chứng nhận).

Thời gian qua theo Luật Doanh nghiệp đã quá “tự do” cho việc cấp giấy phép kinh doanh, đã thế Luật Đấu thầu lại không hạn chế năng lực hành nghề theo cấp công trình mà để cho các chủ đầu tư xem xét là không hợp lý và không chính xác. Nhất là trong xây dựng hoạt động làm nên những công trình ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, môi trường, đời sống của con người. Vì vậy hoạt động xây dựng phải là hoạt động kinh doanh “có điều kiện”. Đó là năng lực của tổ chức hoạt động xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và phải được cấp có thẩm quyền cấp chứng nhận năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép kinh doanh.

4. Qui định về lựa chọn nhà thầu: Cần thống nhất các hình thức lựa chọn nhà thầu.

Vì vậy đề nghị Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu khi xác định “phải độc lập về tổ chức, không phụ thuộc vào một cơ quan quản lý” bao gồm cả nội dung Mục 2 Điều 100 Luật Xây dựng.

6. Thưởng phạt trong hợp đồng

Luật Xây dựng tại Điều 110 có qui định về thưởng, phạt trong hợp đồng, đề nghị bổ sung vào Luật Đấu thầu hoặc Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu có một điều qui định về điều này.

C. Một số góp ý khác vào Luật Đấu thầu

1. Khoản 1 Điều 1 Phạm vi điều chỉnh của Luật

Có ý kiến đề nghị chỉ điều chỉnh đối với dự án sử dụng vốn nhà nước từ 50% trở lên. Vì nếu vốn nhà nước chỉ 30% như luật định, khi có một chủ thể có vốn 50% thì “họ” có quyền không áp dụng điều này, mà theo quyết định của Hội đồng quản trị.

2. Về đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu – Tại Điểm b Khoản 1 có qui định nhà thầu tham gia đấu thầu phải “không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý” là quá rộng rãi vì các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đều được các Bộ quản lý (dù 3 năm nữa có cổ phần hóa thì vẫn còn doanh nghiệp nhà nước và tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên 50% vẫn chiếm đa số, thực chất vẫn là doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy việc giải thích hướng dẫn vấn đề này trong Nghị định về đấu thầu cần được làm rõ. Đặc biệt cần làm rõ nội dung chống khép kín trong đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước

3. Việc qui định tại Khoản a Điều 11 “Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo trừ trường hợp đối với gói thầu EPC”.

Nhiều ý kiến cho rằng nên sửa đổi qui định này vì:

+ Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi đã lập thiết kế sơ bộ (từ cũ), thiết kế cơ sở (Luật Xây dựng) chính là tác giả của dự án và mâu thuẫn với Luật Xây dựng tại điều 55, 102 xác định tác giả của phương án kiến trúc được đảm bảo quyền tác giả, được ưu tiên thực hiện các bước tiếp theo, rất hiểu dự án nên họ đấu thầu làm các bước tiếp theo thì rất tốt đảm bảo cạnh tranh lành mạnh về chất lượng và giá thành.

+ Nhà thầu làm thiết kế kỹ thuật hoàn toàn có thể tham gia đấu thầu làm thiết kế thi công, lập tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu... do mất nhiều thời gian, công sức xác định giải pháp kiến trúc, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị nên họ hiểu rất cặn kẽ về thiết kế kỹ thuật do vậy họ có điều kiện cạnh tranh rất tốt về chất lượng và giá thành của gói thầu. Chỉ nên cấm đấu thầu tư vấn giám sát (trừ gói thầu EPC) đối với những đơn vị tư vấn trực tiếp thiết kế công trình xây dựng này.
D. Một số ý kiến về Nghị định 16 thi hành Luật Xây dựng

1. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở công trình nhóm B, C qui định tại Khoản 5 Điều 9 đều phải qua các sở thẩm định có ý kiến, đề nghị nghiên cứu chỉ nhóm B mới phải qua các sở còn nhóm C nên giao cho chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định hoặc thuê tổ chức tư vấn thẩm định.

2. Bỏ các qui định quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án như phần trên đã trình bày. Mọi nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đều do chủ đầu tư giao (đối với dự án trực tiếp quản lý) hoặc thông qua hợp đồng kinh tế với công ty tư vấn quản lý dự án để họ thay mặt chủ đầu tư thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn của chủ đầu tư.

Có như vậy mới nhất quán chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm toàn diện với dự án đầu tư xây dựng do mình làm chủ. Còn Ban quản lý dự án, công ty tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư (nếu vi phạm văn bản giao nhiệm vụ hoặc hợp đồng kinh tế) trước pháp luật (nếu vi phạm pháp luật).

3. Tại điểm 4 điều 10 qui định: Cấm “xây dựng không theo tiêu chuẩn”, tiêu chuẩn có loại không bắt buộc, vì vậy chỉ cấm xây dựng không theo các tiêu chuẩn bắt buộc mà thôi.

4. Tại điểm 7 điều 10: Cấm “bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng” đề nghị bỏ điều này vì không phù hợp với Luật Đấu thầu. Giá thành xây dựng chỉ việc xây dựng đã xong còn khi đấu thầu lúc đó mới chỉ có giá dự toán, giá dự thầu chưa thể có giá thành xây dựng.

5. Đề nghị bổ sung định mức chi phí thiết kế cơ sở, định mức chi phí lập tổng dự toán bởi có thể 2 loại công việc này do một cơ quan tư vấn khác thực hiện./.

(Theo Tổng Hội Xây dựng Việt Nam)
source
http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=280

No comments:

Post a Comment