Tuesday 16 March 2010

Có Một Thế Giới Phái...




Dương Tường :Có Một Thế Giới Phái...Không phải về bất kỳ nghệ sĩ nào,nhà văn,nhà thơ nào,ta cũng có thể nói là người đó đã tạo nên thế giới riêng của mình,trừ phi ,cao hơn cả nhân cách và bản sắc độc đáo rất rõ nét,tác phẩm của anh (hay chị) ta bày ra một cõi tâm linh đích thực ,mà ,khi phiêu du trong đó ,ta không thể không cảm thấy thấm nhuần cái tinh thần khôn diễn tả nổi bằng lời của nó.Tôi,tôi nói hẳn hoi : thế giới Phái,như người ta nói thế giới Picasso(le monde picasien),thế giới Tche'khov (le mond tche'khovien),thế giới Rimboud (le monde rimbaldien)...


GERARD: Xem Tranh Phái Làm Sao Biết Được LàThật Hay LàGiả ?


Ở Việt Nam,hiện tại vẫn chưa có những chuyên gia giám định nghệ thuật được đào tạo chính qui hoặc có bằng cấp về lãnh vực này.Khách hàng mua tranh của các danh họa Việt Nam -nhất là tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái -không sao tránh khỏi nỗi lo bị mắc lỡm-mua phải đồ rởm,điều này là một thực tế luôn thường trực trong những người mua.Vậy làm sao để có thể nhận biết được tranh thật với tranh giả ?
Điều này thực sự đã trở thành một bí quyết và bí quyết đó cũng chỉ có vài yếu tố căn bản :kinh nghiệm và trực giác, chỉ trong giây lát chúng tôi có thể trả lời ngay đó là tranh thật hay tranh giả một cách khoa học và công tâm.Muốn đạt đến một trình độ xem tranh Phái đến mức như vậy bắt buộc người xem phải là người hiểu được Bùi Xuân Phái, hiểu rõ những giai đoạn sáng tác của ông,bởi mỗi giai đoạn ,tác phẩm của Phái hầu như đều được ứng với trạng thái tinh thần và hoàn cảnh diễn ra trong cuộc sống của ông ,điều này cần sự cảm nhận cực kỳ tinh tế,cần phải trải qua những biến thiên của thế kỷ trước, nghĩa là phải là người sống cùng thời với ông để có được sự trải nghiệm và đồng cảm với các chủ đề mà ông đã sáng tác,nhờ thế mới có thể phát hiện ra được tranh thật hay giả ở những chi tiết nhỏ nhất,bất ngờ nhất.
Hầu như ở tất cả các bức tranh của Bùi Xuân Phái đều được bắt nguồn từ sự chân thành và thực tế cuộc sống bởi thế tác phẩm của ông luôn truyền được sự xúc động cho người xem,tranh giả rất khó nếu không nói là không thể làm được điều này.Người am hiểu Phái,nhìn vào bức chân dung là biết ngay ông vẽ ai và được vẽ vào năm nào,nhìn vào bức phố ,nhận ra ngay góc phố nào,vẽ vào giai đoạn nào, chữ ký sẽ được đặt ở góc nào trên bức tranh (chữ ký của Phái cũng là một phần bố cục của bức tranh và cách ông ký như thế nào cũng sẽ phụ thuộc vào cách ông vẽ bức tranh đó thế nào,và cũng phụ thuộc vào chất liệu và kích cỡ bức họa nữa v.v..Một điểm nổi bật,dễ nhận ra nhất là Phái có một phong cách riêng rất Phái- phong cách nghệ thuật riêng biệt ấy đã góp phần làm nên sự thành công của ông mà người ta không thể bắt chước hay truyền trao.Tưởng cũng nên nhắc lại rằng họa sĩ đã mất cách nay gần 20 năm (1988) do đó số tranh mà người ta thấy hầu như được họa sĩ sáng tác từ nhiều chục năm về trước nên ở mỗi bức tranh đều nhuốm mầu thời gian,vết tích của năm tháng...Điều kiện quan trọng nữa mà người mua (nếu bức tranh có giá trị lớn)luôn muốn biết là đời sống của bức tranh từ khi nó được sinh ra: nó đã từng ở với ai ? Do đâu mà người sở hữu bức tranh đó có? Tư cách người sở hữu như thế nào ? (Giới sưu tập chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay nếu nghe nói ai đó đang có một tác phẩm của danh họa nào đó, họ chỉ cần biết ai đang sở hữu bức tranh ,họ sẽ có phản ứng ngay là có cần quan tâm hay là không-Điều này cho thấy người sở hữu bức tranh có giá trị thì bao giờ giá trị của tư cách người đó cũng đi kèm theo.)
Chung cuộc, làm người thẩm định tranh của Phái đòi hỏi có cả tính khoa học,hệ thống , hơn thế nữa, cũng phải là một họa sĩ , tự tin, trung thực và sau cùng,trên hết mọi điều đó là tình yêu dành cho họa sĩ Bùi Xuân Phái.



Bức tranh sơn dầu “Bến Phà Ở Sông Ðà” (thuộc sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)một trong những bức tranh sơn dầu có kích thước lớn nhất của Bùi Xuân Phái ,bức này đã được giải nhất(huy chương vàng) trong cuộc triển lãm Mỹ thuật Toàn Quốc năm 1980. Không thể hiểu được là do ngu dốt hay liều lĩnh mà giới làm tranh giả và giới sưu tập đã gửi bức chép lại tác phẩm này bán đấu giá tại nhà bán đấu giá danh tiếng hàng đầu thế giới Christie’s vào tháng 10/1997 (do Hà Thúc Cần gửi bán) Bức này đã được khách hàng trả giá tới 47.000 USD Sau đó bị phát hiện bởi hoạ sĩ Nguyễn Trịnh Thái (NTT đã có bài tố cáo đăng trên tờ Tuổi Trẻ).Kết cục là Christie’s đã vội vã thu hồi lại tiền và xin lỗi khách mua.


Anh Đào:Em dang phan van truoc mot buc tranh : bac bxp thuong ky chu P la ky chu hoa(chu lon),day lai la chu nho:anh co cho em y kien duoc khong?chu ky phai mau den ,day lai la mau nau,day co phai la tranh that khong??

Người xem tranh chuyên môn bao giờ cũng xem toàn thể bức tranh trước ,chữ ký rất quan trọng nhưng chứ ký cho dù là thật hay là giả cũng sẽ không cứu vãn được nếu bức tranh đó qúa tệ.Cũng cần lưu ý rằng trong một bức tranh giả thì phần chữ ký là dễ làm nhất đối với giới làm tranh giả , có khi họ ký còn "bay bướm" rõ nét hơn cả tác giả.vài trường hợp mà chúng tôi đã thấy : có những bức đúng là của Bùi Xuân Phái nhưng phần chữ ký lại là không phải của Phái. Người sở hữu tỏ ra thán phục và hỏi tại sao biết mà khẳng định như vậy ? Trả lời rằng : BXP là người rất tự tin và cũng lại rất thận trọng ,ông luôn có trách nhiệm ,ý thức với tranh của mình dù là bức đó có kích thước lớn hay bé xíu,ông chỉ ký vào khi ông thấy có thể dừng lại được hoặc đã làm ông hài lòng.(Bức tranh của Phái có chữ ký giả là vì nhìn vào tranh biết ngay là bức tranh còn đang dang dở và chưa thể dừng lại được đối với một maitre.) Chữ ký của tác giả trên bức tranh là quan trọng nhưng không phải là quan trọng nhất - Quan trọng nhất vẫn là bức tranh bởi vì toàn thể bức tranh đã có thể được coi là chữ ký của Phái rồi,cho dù bức tranh đó không có chữ ký của ông.Người sở hữu bức tranh của BXP, nếu vì nguyên nhân nào đó mà bức đó thiếu chữ ký hoặc đã bị phai mờ, cách khôn ngoan nhất là nên tôn trọng chứng tích của thời gian và hoàn cảnh thực tế của nó, bởi như vậy, bức tranh tự thân nó vẫn có nguyên giá trị và sự trân trọng của người xem.

Đề tài khỏa thân được BXP vẽ nhiều nhất vào thập niên 60 ,khi đó BXP ở vào lứa tuổi tứ thập,giai đoạn này ,BXP có được sự phong độ nhất về năng lực sáng tác cũng như niềm đam mê vẻ đẹp thân thể nữ .


GERARD:BXP co de nam nao sau chu ky khong? thi minh co the coi tranh nhung nam do de biet rang bac BXP khao cuu sao khi doc sach va ve theo truong phai do ?

Hôm nay 23.8.06, Phương phải chuẩn bị vô Sài Gòn để cùng với Trần Hậu Tuấn lên đường sang Seoul thực hiện cuộc triển lãm "Works Arts' Bui Xuan Phai in Seoul" nên vào lúc này,tâm trí cũng đang rất rối loạn. Phương hứa sẽ sớm trả lời câu này kỹ lưỡng và có phân tích :do đâu, vì sao v.v...Bây giờ tạm trả lời bạn bằng một hình ảnh :
Chữ Ký Của Bùi Xuân Phái Qua Các Thời Kỳ, Giai Đoạn


Phương đã về đến Hà Nội "Ừ thôi em về" Ừ hay không, gật hay lắc thì Phương vẫn về Hà Nội. Đừng nói là :"Ta về ta tắm ao ta" nghe có vẻ vờ vịt khiêm nhường.Thực sự ta nhớ nhà là ta nhớ những công việc còn đang chờ đợi ta ở nhà đó thôi.Ta ở đâu, còn sống hay đã lên đường,điều đó có quan trọng gì.Quan trọng là ta đã và đang làm được điều gì , có là cái gì hay không là cái gì.Chuyến đi Hàn khá là gian truân nhưng cũng thật thú vị và có ý nghĩa. Phương được người ta gửi đến sống ở khu ăn chơi và tiêu xài tàn bạo nhất nơi xứ Hàn, đến ngày thứ 7 cũng qúa đủ để vẫy tay chào nhau .Tạm biệt Seoul, có nước mắt ,nụ cười trong lưu luyến ,thôi cũng đành "Tình em vỗ cánh"
Hà Nội 3.9.2006

GERARD :Xin anh cho nhung nguoi mo dieu nghe thuat BXP biet nhung vui va buon cua cuoc trien lam SEOUL 2006,nhung kinh nghiem anh da rut ra cua chuyen di nay de dung cho nhung cuoc trien lam se toi.
Chào bạn Gerard , câu trả lời cho câu hỏi của bạn nằm trong địa chỉ này :
http://www.buithanhphuong.com/seoul.html


GERARD :moi danh hoa deu co vai TUYET TAC PHAM gan lien voi ten
tuoi cua ho;thi du:Van Gogh:LES TOURNESOLS(Hoa Huong Duong)/DOCTEUR GACHET(Bac
Si GACHET);TO NGOC VAN:CO GAI BEN HOA HUE.Xin Anh cho em biet nhung tac pham nao
da thanh TUYET TAC PHAM gan lien voi ten cua bac BUI XUAN PHAI?

Mỗi danh họa đều có những tác phẩm tiêu biểu,chỉ cần nhắc tên bức tranh là những người quan tâm đều biết. Riêng đối với họa sĩ BXP, vì ông vẽ rất nhiều và số tranh của ông hiện nay tản mát mọi chân trời , phần nữa cũng do các phương tiện truyền thông chưa khi nào tập trung cụ thể vào vài ba bức tranh cụ thể nào của họa sĩ, nên việc chọn ra TUYET TAC PHAM của ông sẽ chỉ là cảm nhận cá nhân của mỗi người.Hiện tại các tuyệt tác phẩm của ông dường như được gọi bằng các chủ đề ông đã vẽ như : Phố Cổ Hà Nội, Sân Khấu Chèo,Nông Thôn v.v..


GERARD :Em thay cach chien dau dung cam cua anh cho bac BXP em co rat nhieu thien cam, gan nhu la RAT CAM DONG ;cau hoi cua em:cach chien dau cua anh cho bac BXP voi dung cu thoi dai bay gio(sach,internet...) co lam cho anh phan tam va lo dang cong viec nghe thuat cua chinh anh khong?

Nói về việc ra sách BXP (như vậy cho đến nay đã có 9 đầu sách giới thiệu tác phẩm hội họa của ông,hiện nay ở VN ông là người giữ kỷ lục này là do người đời in sách cho ông sau khi ông mất chứ không phải là tự bỏ tiền túi ra để tự in sách cho mình ,tự nói về mình như nhiều họa sĩ khác đã làm.)
Toàn bộ những sách trên về hội họa của BXP đều do Trần Hậu Tuấn tài trợ và làm chủ biên, có sự tham gia ,đóng góp ý kiến của Phương.
Mục đích của sách :
-Giới thiệu tác phẩm của BXP và vinh danh ông ra Thế giới. Không thể bỗng chốc ta tung ra Thế giới hàng loạt các tên tuổi sáng chói của VN mà cứ muốn người nước ngoài phải thừa nhận ngay khi mà những cái tên : Nguyễn Gia Trí,Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái... với họ vẫn còn lạ lẫm.Bây giờ tuy đã muộn,nhưng muộn còn hơn là nằm im không chịu giới thiệu cái mà ta đã có.
-Chống làm tranh giả. Điều này thoạt nghe có vẻ nghịch lý và bạn sẽ nghĩ :tranh đã được in vô sách sẽ tạo ra nhiều "mẫu mã " cho giới sao chép tranh chứ?Bạn cũng biết , ngày nay, mỗi ngày trên đời này ,có hàng trăm "tác phẩm" của Van Gogh ra đời ,nhưng đâu có phương hại gì tới ông ấy .( Bây giờ cũng đã đến lúc không có chuyện khách vãng lai tình cờ mua được tranh của các danh họa VN ở các Gallery trên đường phố được bày bán xen kẽ cùng với các loại hàng tầm tầm)
Tác dụng của sách khi in những tác phẩm của BXP là một phần nào giúp mọi người thuộc được với phong cách của ông ,thuộc được nhịp điệu trên từng nét vẽ của ông. Hầu như những người bị mắc lỡm khi mua phải của giả thường là những người nước ngoài chưa bao giờ...xem tranh Phái. Và những kẻ làm tranh giả khi xem tranh của BXP cũng nên tự xấu hổ vì sẽ nhận thấy khả năng ,tay nghề của họ là xoàng (theo tôi, những người làm tranh giả thường không phải là...họa sĩ ,bởi một điều đơn giản,người họa sĩ thực sự luôn giầu lòng tự trọng,không bao giờ chịu làm công việc làm giả tranh của người khác,họa sĩ nào cũng vậy, họ sống và sáng tạo nghệ thuật với mục dích duy nhất là vun đắp tên tuổi cho chính họ mà thôi ,chỉ cần một lần mắc tội làm tranh giả kể như sập tiệm).Nên nhấn mạnh,tất cả những bức tranh giả của BXP do người VN vẽ đều dễ dàng bị nhận dạng ,trước tiên vì nó tỏ ra kém cỏi về hình hoặc về mầu.Vấn đề quan trọng nữa là,sách được in ra có tác dụng cho tác phẩm như một "chứng chỉ" hay "Sổ đỏ" đã được trình làng.
Nói về các trang Web giới thiệu tranh của BXP : ở VN , lướt trên web và thưởng thức các tác phẩm hội họa vẫn chưa trở thành thói quen của nhiều người,rất ít người vô các trang web hội họa. Nếu có một thống kê thì chắc hội họa trên internet sẽ đứng ở hàng thấp sau những trang tấp nập người vào ra với những chuyện và hình dành cho người lớn.Mặt khác, khi giới thiệu tranh BXP trên mạng thì hầu như tất cả những tác phẩm của ông ở trên trang web đó đều đã nằm trong tay thiên hạ và ở rải rác trên thế giới.Chuyện mua bán những tác phẩm của các danh họa VN trên mạng còn rất xa vời và khó có thể thực hiện được, bởi lẽ người ta không thể bỏ ra nhiều ngàn USD để mua bức tranh chỉ được thấy trên màn hình phẳng lì, nhẵn thín và lặng câm như thế.Từ thực tiễn đó ,người lập trang web chỉ có một mục đích là...để cho vui.


Ảnh chụp từ bộ phim "Phố Của Phái" của các nhà làm phim UKRAINA – Liên Xô từ năm 1983(trong ảnh :BXP đang vẽ chân dung Tố Uyên).Bộ phim "Phố Của Phái" giới thiệu về sự nghiệp và cuộc sống của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái.Trong phim giới thiệu rất nhiều tác phẩm và miêu tả đời sống cùng hoàn cảnh sáng tác của họa sĩ .Không mấy ai ở VN đã được xem bộ phim quí giá này,người duy nhất trong gia đình họa sĩ được xem ,đó là Trâm,con gái BXP, Vào năm 1983, Trâm đang lao động tại Nga,và đã được xem trên đài truyền hình trung ương của Nga. Trâm rất xúc động và tự hào vì lần đầu tiên được thấy bố mẹ trên màn hình trong một chương trình Văn hóa Nghệ thuật của Liên bang Nga.


GERARD :1-Xin anh cho em biet the nao la bien gioi giua nguoi mua tranh treo va nguoi suu tap tranh?
2-Khi suu tap tranh,can nhung nguyen tac nao de bo suu tap co he thong de tro thanh nguoi suu tap co tam co??

Người chơi tranh cũng có nhiều cung bậc khác nhau và cả người sưu tập tranh cũng vậy và cũng chẳng có qui định nào cho rằng phải có bấy nhiêu tranh mới được kêu là nhà sưu tập. Ở VN gọi tên là nhà sưu tập nghe có vẻ oai và nghiêm trọng chứ thực ra cách gọi đó chỉ để chỉ ra một công việc của anh ta hay chị ta là mua vào và bán ra những món hàng vẫn thường được gọi là tranh.Người sưu tập tranh (nhà buôn tranh)có cần kiến thức mỹ thuật không ? Ở các nước khác sẽ là điều kiện tiên quyết nếu không muốn phá gia bại sản. Ở Vn ,điều đáng kinh ngạc là hầu hết các nhà sưu tập khi trò chuyện với họ đều thấy họ bộc lộ những lỗ hổng lớn về kiến thức hội họa nhưng họ vẫn tồn tại và phát triển được (?) :))
Giữa người chơi tranh để thưởng lãm và nhà buôn tranh có nhiều điểm khác nhau,theo tôi điểm khác nhau đáng kể nhất là người chơi tranh (chơi mà không hề có ý tích trữ hay ẩn tàng động cơ danh lợi nào cả, vì thích mà chơi), trong nhiều trường hợp họ đã chơi một vài bức tranh nào đó do bởi những kỷ niệm với họa sĩ,có sẵn một cái tình với họa sĩ mà mua hoặc đã được họa sĩ tặng.Ở xu hướng này, có thể nói những tác phẩm của BXP lại nằm nhiều ,rải rác ở trong nhà những người chơi tranh (nhà sưu tập bất đắc dĩ) Sau khi Bùi Xuân Phái mất ,số người này mới giật mình và bất ngờ vì tác phẩm của BXP lại có giá trị lớn như vậy .
Ở thời điểm hiện tại,theo tôi biết thì số người được xem là nhà sưu tập chuyên nghiệp ở Việt Nam chỉ có thể đếm được trên đốt ngón tay, số người này đều là những người trải qua nhiều chục năm kinh nghiệm và yếu tố số một cần có là họ phải có một tiềm lực kinh tế đủ mạnh để có thể mua được những tác phẩm quan trọng của các họa sĩ.
Câu hỏi 2 của bạn mang cấp Nhà nước rồi, chứ một cá nhân khó mà thực hiện được tham vọng đó, ngay cả Nhà nước cũng sẽ không làm được nếu thiếu những điểu kiện : kiến thức , tài chính, hy sinh (chịu lỗ vốn để đạt được mục đích) và tinh thần chia sẻ với cộng đồng.



GERARD :Trong gia đình duy chỉ có anh là người theo nghiệp cầm cọ của bác Phái,và anh là người có trách nhiệm bảo quản những tranh bác Phái để lại, theo anh,20 năm qua,chuyện bảo quản và truyền bá nghệ thuật của bác Phái, theo anh, đã làm được như ý muốn của anh không và anh có gặp những trở ngại nào không ? Biết rằng anh là người hiểu và quí trọng tranh của bác Phái,nhưng anh có thường lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan,khi mà,ai cũng vậy thôi,đều không thoát khỏi vòng tục luỵ mưu sinh và khi khách mộ điệu hỏi mua tranh bác Phái, cách giải quyết của anh trong trường hợp đó ra sao ?

BXP khi giã từ nhân thế,ông đã để lại cho gia đình trên 500 bức tranh sơn dầu và bột mầu (không tính những bức hình họa và những phát thảo ,nghiên cứu). Vài ngày trước khi BXP mất, ông và tôi cũng đã nói chuyện một chút về vấn đề nhậy cảm này,dường như muốn làm yên lòng ông, tôi đã nói rằng: "Nếu sau này bố sang thế giới khác,tranh của bố sẽ được tăng giá gấp 20 lần !" khi đó tôi thấy ông không nói gì, ông chỉ mỉm cười hiền lành và thoáng chút ngượng nghịu .Sau khi ông mất , tôi đã thực hiện đúng điều mà tôi đã nói .Vì thế tôi đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích từ trong gia đình lẫn bên ngoài cuộc sống,rằng đó là một cái giá khùng điên ,rằng hoang tưởng...và có người đã cho rằng tôi đẩy giá lên trên trời để sau này mình tôi thụ hưởng.Đó là khoản thời gian tôi phải chịu đựng và lãnh nhận những tổn thương cho tâm hồn mình.Thời đó, khách đến nhà xem tranh BXP, tỏ lòng khâm phục và khen ngợi hết lời nhưng đến khi hỏi mua thì họ nghe được một cái giá mà người trả lời thì ngất ngây ,người nghe thì choáng váng.Khoản thời gian này,tôi không bán được một bức tranh nào của BXP,bởi lẽ hết thảy đều cho rằng ,tôi đã quát giá trên trời. Bạn cũng biết là ,nếu so sánh giá tranh của BXP ngày nay,(do thiên hạ đặt giá bán) thì mới thấy rằng, tôi chỉ là người sớm nhận ra tầm giá trị trong tác phẩm của BXP .
Bạn muốn biết tâm trạng của tôi khi lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan ? Hơn ai hết, tôi là người hiểu ,khâm phục và trân trọng nghệ thuật BXP,nhưng là người phải đứng trước sự lựa chọn :
1/ Vùng lên làm cuộc cách mạng kinh tế cho gia đình?
2/ Giữ lại tác phẩm của BXP và chịu sống trong cảnh túng bấn?
Tôi đã không thiên hẳn về phía nào,và đã chung sống với cả hai sự lựa chọn đó, cố gắng điều chỉnh sao cho hợp lý ,nghĩa là nếu phải chia tay một bức họa nào đó của BXP thì đều phải xác đáng, đúng người, đúng việc.Mặt khác ,ngay từ đầu, tôi đã đặt ra chiến lược và mục đích là phải công bố dần dần những thành qủa lao động nghệ thuật của BXP để công chúng được biết tới.Bắt đầu từ năm 1990 ,đã có cuộc triển lãm đầu tiên trong chương trình "Bùi Xuân Phái -Tác phẩm chưa trưng bày" do Gia đình tổ chức hằng năm nhân ngày sinh của họa sĩ (1.9.1920) và kéo dài được đến 6 cuộc triển lãm mới kết thúc được chương trình này.
Tôi cũng luôn nói với bạn hữu rằng,không gì làm cho cuộc đời tôi khốn khổ và bi kịch cho bằng: bán tranh BXP để mua nhà và trong căn nhà đó không còn tranh nào của BXP để treo. Có thể bạn chưa hiểu ý tôi muốn nói,nhưng tranh BXP đối với tôi , là tình yêu,là kỷ niệm của đời người.


Quỳnh Hương : Anh có thể giới thiệu qua về cuộc triển lãm tranh Bùi Xuân Phái ? Tại sao lại chọn tên "Tâm tư nghệ thuật"?


: T
ên triển lãm - "Bùi Xuân Phái- Tâm tư nghệ thuật" được lấy từ tên cuốn sách mới nhất về ông do anh Trần Hậu Tuấn và tôi cùng làm. Cuốn sách tập hợp những ghi chép, chiêm nghiệm, suy tư của Bùi Xuân Phái về nghệ thuật nói chung và về hội họa nói riêng. Cha tôi có thói quen ghi chép những ý nghĩ bất chợt đến với ông, những điều ông trăn trở mỗi khi ông không bận với giá vẽ. Ông viết trong sổ tay, trên các mảnh báo, giấy rời, trên lề tranh bất kỳ... Sau này, khi cha tôi mất, gia đình đã gom lại, gìn giữ như kỷ vật quý về ông. Tôi và anh Trần Hậu Tuấn đã quyết định công bố những ghi chép này, chúng tôi nghĩ những trải nghiệm trong sáng tạo nghệ thuật của Bùi Xuân Phái, những điều từng dằn vặt ông - tới thời điểm này vẫn còn nguyên giá trị, nó còn giúp cho công chúng hiểu hơn về tinh thần cũng như nhân cách của ông.

Quỳnh Hương :Về các bức tranh sẽ được trưng bày lần này, có gì khác so với những triển lãm đã từng tổ chức?

Triển lãm gồm khoảng 60 tác phẩm, trong đó phần lớn là những tác phẩm của Bùi Xuân Phái mà nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn mới tìm được. Tuấn tìm được nguồn từ Pháp, và Thụy Điển, các bức tranh chủ yếu vẽ trong khoảng 1979-1981, gồm tranh phố, biển, nông thôn, tự họa. Đặc biệt là những bức tự họa mới tìm thấy có ảnh hưởng tranh Van Gogh - đầy tâm trạng và rất xúc động, hẳn ông rất đơn độc khi vẽ những bức tranh này, xem tranh tôi thấy thương ông... Gia đình tôi cũng chuyển một ít tranh ở Hà Nội vào. Trần Hậu Tuấn có thể không cần thêm tranh, nhưng anh ấy muốn có sự tham gia của chính gia đình họa sĩ, còn tổ chức và lo liệu cho cuộc trưng bày này chủ yếu vẫn là Tuấn.

Quỳnh Hương :Nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn hiện là người đang giữ nhiều nhất tác phẩm của Bùi Xuân Phái. Anh có thể nói thêm về nhân vật này?

Tuấn là bạn thân của tôi từ hồi còn bé, Tuấn đến nhà chơi, gặp cha tôi và cậu ấy đã được ông coi như một người bạn trẻ tuổi. Tuấn có một tình yêu mê cuồng với BXP và chịu ảnh hưởng đến nỗi nhìn sự vật và cuộc đời bằng cái nhìn Bùi Xuân Phái, căn đo cái đẹp bằng thước đo của ông. Với cả hai chúng tôi - ông là mẫu mực, chúng tôi nhìn vào để ứng xử và sống, Trần Hậu Tuấn thương mến và kính trọng ông như một người cha. Tuấn là người có công lớn trong việc gom tìm tư liệu và tác phẩm, phục dựng chân dung Bùi Xuân Phái một cách có hệ thống. Tuấn làm những công việc ấy trước hết vì tình yêu của Tuấn với ông Phái, và vì nghệ thuật của Bùi Xuân Phái cũng chính là sự nghiệp của Tuấn, tôi cho rằng cuộc gặp gỡ giữa hai người này là một mối duyên lớn.

Quỳnh Hương :Gia đình họa sĩ và nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn có ý định tổ chức những cuộc triển lãm tranh Bùi Xuân Phái trở thành một hoạt động mỹ thuật - thường niên?



Chúng tôi cũng định từ nay trở đi, mỗi năm sẽ cố gắng tổ chức triển lãm tranh Bùi Xuân Phái một lần. Tôi nghĩ là việc làm này không cũ, không nhàm, mà nó có ý nghĩa với những thế hệ lớn lên sau này, khi họ cần hiểu về Bùi Xuân Phái, về phố cổ Hà Nội... Việc làm này sẽ giúp mọi người nhìn nhận một cách hệ thống về ông, về nhân cách nghệ sĩ, cuộc đời, con người, tác phẩm... đó cũng là việc khẳng định một chân giá trị.


Anh Đào: BUI XUAN PHAI co chat "xuc tac" nao giup ong ve tinh than de chiu dung nhung kho khan ve vat chat ma van sang tao khong ngung de co duoc nhung buc tranh that dep va that tinh cam, chat "xuc tac" do co the la Van Duong Thanh,co hoc tro cua ong?Hay dieu gi khac ? da giup ong co diem tua de co the tru lai duoc ma ve ,trong suot giai doan lich su cua VN -ngat ngheo va gian kho nhat ay?

Không riêng BXP mà các nghệ sĩ khác cùng thời với ông cũng đều chung một hoàn cảnh sống trong thiếu thốn mọi bề ,còn tinh thần thì lại bị bó buộc quá.Thời của BXP đã được Thuỵ Kha mô tả trong bài thơ Khóc Phái: " Một thời rượu suông say lâu/Một thời lắng sầu chìm sâu..."Có lẽ trong hoàn cảnh ảm đạm ấy đã được BXP bày tỏ bằng những bức tranh mang đậm đặc một nỗi buồn dai dẳng,và đã có khi ông được bạn bè gọi là "Buồn Xuân Phố".Nếu ở vào thời bây giờ,BXP mới bắt đầu xuất hiện,chắc ông sẽ vẽ khác và chắc ,sẽ không phải là BXP như mọi người đã biết và mến mộ nữa rồi.Vì thế ,xin đừng hiểu là may hay là rủi,là thiệt hay là hơn, mà đó là số phận của đời người,hay số phận của người Việt trong thế kỷ trước cũng là.
Bạn có hỏi về chất xúc tác (từ này bạn đã đưa vào ngoặc nháy như muốn nói về một mối tình có thể có của BXP) và bạn đã đưa tên người cụ thể là nữ họa sĩ Văn Dương Thành. Về chuyện này tôi xin được cải chính là không như bạn đã nghĩ đâu ,và tôi cũng nghĩ , Văn Dương Thành cũng sẽ nói như tôi vậy.Tuy nhiên, chắc sẽ có lúc tôi sẽ trở lại đề tài này,còn lúc này thì chưa.
Các danh nhân sau khi mất thường có những giai thoại. Người ta cũng đã nói vui : sau khi BXP mất,tranh của ông xuất hiện đã nhiều, thế nhưng bạn của ông lại còn xuất hiện nhiều hơn.


GERARD :Khi nguoi Han Quoc bi ghien,kinh te cao, se mua duoc thuoc chat luong tot,khi nguoi Viet tha huong, kinh te thap(Chua chac) se mua thuoc "lac" hay thuoc "gat" my thuat kem chat luong co nghia la con rong chau tien SE lai PHAI bi LAM vao canh "DO HO VAN HOA".Theo anh, mot tam tranh kich co lon, gia ban cao se la qui hon mot tam tranh kich co nho vi gia ban re hon, va cu nhu vay ma Ngoai ban mua tam tranh lon de " tro thành nguoi so huu mot so luong tranh Phái dáng ne".? hay la ta co the dung TRI THONG MINH tu chon mot chuyen de khong cu the (chuyen de cu the cua BXP la Pho Co Ha Noi, San Khau Cheo, Nong Thon, khoa than van van va van van),bi mat(chuyen de nay em khong muon noi ra), phat sing tu su suy nghi de xay dung nen bo suu tap tranh BXP "dang ne"?Anh da tra loi:
"Neu toi phai chia tay mot buc hoa nào do cua BXP thi dieu do phai xac dang, dung nguoi, dung viec".Thi khi anh (dan anh trong gioi my thuat) gap nguoi do, anh se de Kinh te tren tinh cam hay nguoc lai de Tinh cam tren kinh te??


Xem ra câu trả lời lần trước của Phương về đề tài "Đi Hay Ở " của những bức tranh đã chưa làm bạn dịu đi được những bức xúc. Những bức xúc của bạn,nghĩ cho cùng là có lý và có thể hiểu được .Những phản ứng không hài lòng trước việc tác phẩm của danh họa VN bị bán đi ra nước ngoài là đương nhiên và còn là cần thiết của mọi người dân Việt có tấm lòng quan tâm đến di sản văn hoá dân tộc.
Khi bạn hỏi tôi bằng cả một câu : "anh se de Kinh te tren tinh cam hay nguoc lai de Tinh cam tren kinh te??" Vậy Phương sẽ phải trả lời bạn thế nào đây ? Hoặc là trở thành kẻ lý tài hoặc là kẻ nói dối ? Và Phương nhận thấy, cách trả lời như thế nào cũng sẽ bị người ta hiểu theo một trong 2 cách trên thôi,tạm thời cho Phương khất nợ vậy.
Chuyện Phương điều hành và quản lý di sản BXP đã để lại, là một câu chuyện dài không thể chỉ nói bằng vài hàng chữ .Tuy vậy ,cũng nên nói khái quát một chút, là bao giờ nó cũng được đặt trong tình trạng chủ động và "cảnh giác" bởi từ khi BXP mất đến nay, Phương đã quá mệt mỏi và không có hứng thú gì trong việc chống đỡ những đợt "tấn công" từ phía khách hàng. Đã có những vị khách được giới thiệu là "Chiếc máy ủi" ,chỉ cần mình gật một cái là người ta sẽ " ủi sạch trơn" nghĩa là mình sẽ chẳng còn bức tranh nào của BXP nữa.Gần đây có một sự kiện thật sự ấn tượng đã xảy ra khi người ta (một nhà sưu tập tranh nổi tiếng ở VN) đặt vấn đề với Phương là muốn mua lại căn nhà tại 87 Thuốc Bắc,nơi mà BXP đã gắn bó cả đời mình ,sống và vẽ tại đó. Cho dù đó chỉ là lời dạm hỏi, nhưng cũng đủ để Phương cho rằng đó đã là giới hạn cuối cùng của sự "tấn công" và đợt "tấn công" lần này, thậm chí còn mang tính chất huỷ diệt mà hiểu theo nghĩa nào cũng thấy đúng.


Thanh Bình :Bùi Xuân Phái được người ta gọi là "Vua Phố Cổ" .Theo anh ngoài chủ đề Phố Cổ Hà Nội, BXP còn có những chủ đề nào khác có thể được "phong làm vua" không ?


Bạn hữu và các đồng nghiệp họa sĩ đang xem Bùi Xuân Phái vẽ chân dung. Ghi chú ảnh , từ trái sang :1) Họa sĩ Lưu Công Nhân,2) Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Trân (người ngồi) ,3) Nhà sưu tập Việt Chiến,4) họa sĩ Bùi Xuân Phái (đang vẽ) 5) Họa sĩ Nguyễn Sáng (người ngồi) 6) Nhà sưu tập Phạm Văn Bổng,7)Nhà điêu khắc Văn Hòe,8)Họa sĩ Dương Bích Liên,9) Nhà sưu tập Nguyễn Bá Đạm,10) Nhà sưu tập Đức Minh

2

Bức số 1 là bức Chân dung Trần Thịnh (thật) và bức Chân dung Trần Thịnh (copy ) thuộc sưu tập của Philip Ng ,bức tranh giả này đã được Sotheby's bán với giá :77.996 USD.Thủa xưa,ông Trần Thịnh đã đặt Bùi Xuân Phái vẽ bức này với giá khoảng 1 chỉ vàng ,tương đương khoảng 100 USD ngày nay.Nhưng vào những năm khó khăn đó (1974) số tiền đó là khá lớn và khá nghiêm trọng đối với người đặt vẽ lẫn họa sĩ.Do đó, có thể thấy,Bùi Xuân Phái đã rất thận trọng khi vẽ bức này,chứ không "bạt tê" như những bức chân dung khác mà ta thường thấy.

1 2

1)Họa sĩ Bùi Xuân Phái 2)và nhà sưu tập Trần Thịnh (ảnh chụp vào năm Bùi Xuân Phái vẽ bức Chân dung Trần Thịnh

Xem một số tranh chân dung của họa sĩ Bùi Xuân Phái :

1) 2)

3) 4)

5) 6 )

7) 8)

9)

1)Chân dung cô Hồng,2)Chân dung cô Quí,3)Chân dung Cẩm Vinh,4)Chân dung bà Năng Hiển,5)Chân dung bà Phái,6)Chân dung Văn Dương Thành,7)Chân dung cô Mai Trang,8)Chân dung cô Thu Hồng,9) Chân dung Bùi Kỳ Anh (trưởng nam của Bùi Xuân Phái)

Họa sĩ Bùi Xuân Phái được bạn hữu và đồng nghiệp thán phục sự điêu luyện,tinh tế ở đề tài chân dung chứ không phải ở đề tài Phố cổ Hà Nội, cho dù ở chủ đề này ông được mệnh danh là "Vua Phố Cổ" . Ông vẽ rất nhiều chân dung,ở tất cả chân dung của ông,người ta thấy người mẫu thường là những người rất thân với họa sĩ,được ông dành tất cả tình cảm như vợ con,anh em,người hàng xóm,bạn bè đồng nghiệp...
Ở mỗi bức chân dung của ông,người ta nhận thấy, bức họa được vẽ nên bởi nét bút của bậc thầy, sắc sảo, tinh tế, dường như hiểu thấu tâm hồn hoặc tâm địa sâu kín, phơi bày tính cách của từng con người, từ một bác nông dân mù chữ, một cô gái dân quân mập mạp, một bà bán rau toét mắt bên hè phố, một ông sưu tập tranh,một nhà văn...tất cả những bức chân dung ấy,người xem không cần phải xem tựa đề tên bức tranh cũng đã có thể nhận ra từng nhân vật ông đã miêu tả.Những người sống cùng thời với Bùi Xuân Phái vẫn còn nhớ những kỷ niệm về những bữa tiệc rượu có sự hiện diện của họa sĩ Bùi Xuân Phái,như đã thành thói quen,bao giờ người ta cũng sẽ đẩy ra trước mặt ông tấm toile trắng hoặc tờ giấy trắng với cây bút vẽ,lúc đó chính là lúc vui nhất của bữa tiệc,mọi người ,hầu như đều là họa sĩ,(điều này bây giờ thật là hiếm và không còn thấy xẩy ra nữa) xúm lại quanh ông, xem ông vẽ chân dung tại chỗ. Bùi Xuân Phái vẽ chân dung rất nhanh và làm người ta ngạc nhiên vì rất giống và sống động. Nếu ai đó được chọn làm model (mẫu để vẽ) ,sẽ rất phấn khởi và vinh dự. Sau cùng ,khi bức họa chân dung đã hoàn thành, thường thì tác phẩm đó được dành tặng cho chủ nhân của bữa tiệc.Nhưng nếu bữa tiệc đó xảy ra tại nhà họa sĩ, ông sẽ dành tặng nó cho người phụ nữ trong đám khách đến dự.


Văn Dương Thành :Qua những năm tháng sóng gió,ông Phái vẫn tồn tại với nghệ thuật của mình như một vị thiền sư đắc đạo.Nghệ thuật BXP với tính nhân đạo,đầy ắp tình thương,trong trẻo,gột rửa những nhọc nhằn,những cường bạo.đem tình yêu tha thứ từ những con người bình dân nhỏ nhoi đến những người danh tiếng quanh ông.Lạ thay,những người bình dị giản đơn cũng hiểu ,cũng quí tranh nghệ thuật BXP.
Những năm 1975 họa phẩm còn rất khan hiếm.Ông Phái ít có đủ toan và mầu để vẽ.Tôi học theo ông đi kiếm những tấm tấm bìa các tông cắt ra .Tôi nấu keo da trâu cho loãng ra và quét lên những mảng bìa ,sau đó quét thêm một mầu trắng tự trộn với dầu lanh.Miếng bìa làm xong thường cong queo như bánh tráng nướng.Nhưng ông Phái không quản ngại vẽ lên những tấm bìa tự tạo đó.Sau này.13 năm sau khi ông qua đời,vào năm 1999,những miếng bìa ấy đã lộng lẫy toả sáng ở Viện bảo tàng Louvre của thủ đô Pái, cũng như ở các hãng đấu giá của châu Âu!
Ngày 13.3.1975,ông Phái đã đến thăm tôi tại 118 Quan Thánh.Nhìn thấy miếng bìa đã khô, ông cầm bút vẽ một mạch.Chỉ sau một giờ,ông đã ký tên.Tôi sững sờ nhìn bức tranh chân dung ông đã vẽ tôi và lặng im không thốt được lời nào: bức tranh giản dị đến đơn sơ và kỳ diệu quá chỉ với ba mầu chủ đạo.
Ông Phái thường thổi tâm hồn mình vào những tác phẩm. Nghệ thuật sử dụng mầu chắt lọc đến tinh tế ,ông không bao giờ cần phải xếp đặt rất nhiều độ mầu tương phản.Nhưng chỉ cần một sự gia giảm của gam nóng lạnh cũng đủ đẩy độ tương phản đến mức lộng lẫy.
Ai cũng biết tranh phố cổ của BXPnhưng ít người biết ông là họa sĩ vẽ chân dung bậc thầy của VN .Hàng trăm bức chân dung ông vẽ ,vợ và các con cũng như các bạn thân thiết,bức nào cũng diễn đạt sâu sắc cá tính và ngoại hình của từng người mà không bao giờ lặp lại.


GERARD :XIN CHO BIET CO NHUNG THAY DOI GI TRONG CUON SACH SE XUAT BAN VAO 2008?
Den nay, da co 8 cuon sach xuat ban ve Bui Xuan Phai.Nhung cuon sach do rat qui mo, da thiet lap mot he thong thu thap tai lieu gioi thieu den ban doc tac pham cua BXP.Em nghe noi se co mot cuon sach khac se ra doi nhan dip 20 nam ngay mat cua ong(2008).
Xin anh Phuong "bat mi" cho em biet cuon sach thu 9 nay se van co tin cach "THU THAP TAI LIEU" hay sach chuyen qua mot giai doan khac co "tam co" lon hon? nhu phe binh va binh luan ve tung tac pham de "tri thuc hoa" doc gia my thuat Vietnam, nhu tieu su cua cac tac pham(neu co) ma ching anh van la "ky uc song" cua BXP?

Phương đã chậm trễ trong việc "bật mí " cho bạn về thông tin cuốn sách Bùi Xuân Phái-Nghệ Thuật Và Tình Thương sẽ xuất bản vào 2 năm nữa ,lý do là cần trao đổi với người cộng sự không thể thiếu vắng (mà nếu thiếu vắng người này thì chắc hẳn cuốn sách đó cũng sẽ thiếu vắng luôn) đó chính là nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn mà bạn cũng đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện tại 357/2 Nguyễn Trọng Tuyển, TP.HCM.
Như vậy, cuốn sách BXP sẽ ra mắt vào mùa hè năm 2008 nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của họa sĩ. Gần đúng như bạn dự đoán, cuốn này sẽ làm khác hẳn cách làm trước,nghĩa là sẽ có lời bình, ghi chú, và giới thiệu từng tác phẩm được đăng . Nêu rõ các giai đoạn sáng tác,tổng kết các địa danh mà BXP đã qua và có tranh của ông vẽ về những nơi đó.Thông kê nhân vật ,cảnh,và các chủ đề mà BXP đã vẽ..v.v Về phần bài viết nêu lên được rõ nét chân dung của BXP là một người nghệ sĩ: thương yêu, bao dung và làm việc. Chủ yếu là phải đưa ra được nhiều thông tin ,dữ liệu về cuộc đời BXP mà các phương tiện thông tin chưa được biết tới.
Công việc sẽ rất nhiều,với mong muốn cuốn sách thật sự hoành tráng và hấp dẫn,nên việc chuẩn bị đã thực sự được khởi động từ hơn một tháng nay. Và khi các bạn đưa ra các câu hỏi trong mục Thế Giới Phái cũng đã là cách mà chúng tôi kiếm tìm ,khai thác tư liệu cho cuốn sách BXP vậy.Bên cạnh những bài chính trong sách ,Phương và Tuấn sẽ rất vui và hân hạnh được sử dụng tên và những câu hỏi lý thú của các bạn vào trong cuốn sách quan trọng nhất về danh họa Bùi Xuân Phái.

*******************************

source

http://buixuanphai.com/about.htm

No comments:

Post a Comment