Wednesday, 30 June 2010

Decree 12-2009-ND CP Management of Construction Investment Projects


source

http://www.docstoc.com/docs/22885756/Decree-12-2009-ND-CP-Management-of-Construction-Investment-Projects

Decree 12-2009-ND CP Management of Construction Investment Projects

Description

Law on Construction in Vietnam

Reviews
Ads by Google
Advanced Global Construct
Experienced SCIF, RF & MRI Shield General Contractor, Project MGMT.
aglobalconstruction.com
Shared by: Ung Linh
Categories
Tags
Stats
views:
266
rating:
not rated
reviews:
0
posted:
1/20/2010
language:
English
pages:
0

Thursday, 24 June 2010

Cath lab


Cath lab

From Wikipedia, the free encyclopedia

Jump to: navigation, search
German cardiac catheterization laboratory (2004)

A catheterization laboratory or cath lab is an examination room in a hospital or clinic with diagnostic imaging equipment used to support the catheterization procedure. A catheter is inserted into a large artery, and various wires and devices can be inserted through the body via the catheter which is inside the artery. The artery most used is the femoral artery.However, the femoral artery is associated with local complication in up to 3% of patients[citation needed] and hence, more interventional physicians are moving towards the radial (wrist) artery, as an alternative site. Disadvantages of the radial artery include small vessel caliber and a different "learning curve" for physicians used to the femoral (groin) access.

Most catheterization laboratories are "single plane" facilities, those that have a single X-ray generator source and an image intensifier. Older cath labs used cine film to record the information obtained, but since 2000, most new facilities are digital. The latest digital cath labs are biplane (have two X-ray sources) and digital, flat panel labs.

Biplane laboratories achieve two separate planes of view with the same injection and thus save time and limit contrast dye, limiting kidney damage in susceptible patients

Catheterisation laboratories in the UK are staffed by a multidisciplinary team including a Physician (normally either a cardiologist or radiologist), a Cardiac Physiologist, a Nurse and a Radiographer.





RADIATION EXPOSURE IN THE CATH LAB – SAFETY AND PRECAUTIONS

Dr S M S Raza, MB BS, MD, MRCP,Dip.Card.(UK)

Specialist Registrar (Cardiology)Leeds Teaching Hospitals NHS Trust UK.

Ionising radiation is a workplace hazard that cannot be detected by the human senses. The cardiovascular laboratory or cath lab is one such place where ionising radiation is much in use. The cath lab is a closed atmosphere where the working staff (i.e. cardiologists, cardiac technicians, radiographers, nurses and trainees) is at a potential risk to radiation exposure almost on a daily basis. Compared to other departments (radiology, urology, operating rooms, etc.) that also use x-ray equipment, the cardiac cath lab is generally considered an area where exposure to radiation is particularly high. Factors such as the configuration of the of the x-ray equipment, the number of cases per day, and the often long period of screening required for a study, contribute to this relatively high level of exposure and monitoring results for staff members in the cath lab who wear single badges at the collar outside their lead aprons are generally amongst the highest in the hospital.
Exposure rates exceeding 7.14 Gy/hr( i.e. 5 sievert/hr) in the cath lab have been reported (3) and interventional procedures such as percutaneous coronary intervention (PCI) and electrophysiological studies (EPS)/ pacing result in the highest radiation exposure to patients and staff (3).

Radiation in the cath lab is generated using two different modes: fluoroscopy or cine angiography (cine). Fluoroscopy is used for catheter placement and involves 95% of the total x-ray operation time but only causes 40% of the total radiation exposure to staff and patients. This is due to pulsed screening that reduces exposure dose. Cine is used to acquire diagnostic images and to generate a permanent record of the procedure and, although representing only 5% of the total x-ray tube operation time, 60% of the total radiation exposure to staff and patients occur during cine. This is primarily due to use of relatively high dose rapid sequence screening required to record onto film. Significant reductions in exposure can be realised by being aware of when cine is/will be used and applying radiation safety measures accordingly.

It is important to effectively measure radiation doses acquired by cath lab personnel but exact dosage quantities are difficult to derive due to the non-uniformity of irradiation and differences in X-ray intensity as well as the relatively low energies generated by modern equipment. Therefore the International Commission on Radiological Protection (ICRP) recommend the use of effective dose (E) to evaluate the effects of partial exposure and relate this to the risk of equivalent whole body exposure. It is expressed in Sievert units (Sv) ( 1Gray unit = 0.7 sievert unit). Modern cardiac interventional procedures (coronary angiography and PCI) produce effective doses of 4 to 21 mSv and 9 to 29 mSv respectively and are therefore relatively high (1 mSv is the equivalent of approximately 10 chest x-rays) (4). The intensity of the biological effect of X-rays is dependent on the absorbed dose (total radiation energy per unit mass) of sensitive tissue and is expressed in gray units (Gy). The average dose per procedure for the cardiologist is estimated as 0.05 mGy (6). To allow better comparison of patient and staff doses this value can be expressed as the dose area product (DAP). The DAP is calculated as the product of dose in air in a given plane and the area of the irradiating beam and is independent of the distance from the x-ray source. Coronary angiography and PCI produce mean-patient DAPs in the range 20 to 106 Gy.cm2 and 44 to 143 Gy.cm2 respectively (3).

POTENTIAL HAZARDS OF RADIATION EXPOSURE:

These include:

  • Injury to skin i.e. placing your hands within the primary beam at all the time. Typically, one minute of screening leads to 20 mGy skin dose. Threshold for transient skin erythema is about 2 Gy.
  • Radiation may also interact with and alter cellular DNA. The majority of these interactions are inconsequential since the damage can be repaired.
  • Damage to eye: Relatively high doses of radiation can damage the conjunctiva ,iris, sclera, and blood vessels of the retina. The lens however is the critical site, for it may sustain irreversible damage from a relatively low dose of radiation and subsequently formation of cataract. Radiation induced cataracts are distinct from naturally occurring cataracts in that they form in the posterior pole of the lens.

However, there is a small probability that the DNA damage will remain altered and can potentially cause cancer induction (carcinogenesis) and genetic defects. The incidence of these effects increases with the increasing radiation exposure. The organ tissues that have the greatest risk for cancer formation are brain skin, and thyroid. The gonads however are at lower risk of developing cancer.

The incremental fatal cancer risk is estimated at 4% per Gy. unit. (15). Thus a 7.14 Gy unit exposure per year for 30 yrs will have an incremental risk of 0.6 % in addition to 20-22% incidence of cancer in the general population. Genetic effects caused by radiation have also been demonstrated in animal models . However genetic effects are yet to be observed in humans, even when exposed to relatively high levels of radiation.

METHODS OF REDUCING RADIATION EXPOSURE:

TIME

An average the procedure time for a diagnostic coronary angiogram is approximately 30 minutes and an interventional procedure PCI or EPS/pacing would take between 90 to 120 minutes. However the fluoroscopic and the cine screening time are highly variable depending on the nature of the procedure and the experience of the operator. The lower the amount of time spent in a radiation area, the lower the exposure will be. Significant reductions can be achieved when an activity is delayed until after cine imaging is completed. Every effort should be made by the operating cardiologist in the cath lab to minimise fluoroscopy and cine screening time.

DISTANCE

Increasing the distance from the radiation beam decreases the risk of exposure. doubling the distance between the primary beam and operator, reduces the exposure by a factor of four. In addition, the radiation exposure varies according to the angle at which the camera is projected Oblique views (left and right anterior oblique) and steep angulations increase radiation exposure but are often employed to improve visualisation. 60-degree angulations give up to three times the operator dose than 30-degree angulations (11). The second operator or assistant is generally less exposed to radiation compared to the first operator but certainly more at risk than the other staff in the room.

SHIELDING

Lead shields and shielding will significantly reduce the risk of exposure but only if appropriately used and in proper working order. Protective equipment includes lead aprons, thyroid collars and leaded glasses. With the newly designed frames and ultra light lenses, protective leaded eyewear is now used by more of the cardiologists and staff in cardiac cath lab. Some cath labs also use overhanging lead screens to prevent radiation exposure to brain. The staff should wear a protective apron of at least 0.25 mm lead equivalent. Protective gloves should be of at least 0.35 mm lead equivalent. All such protective clothing should bear an identifying mark and should be examined at yearly intervals. Defective items should be withdrawn from use.

ADHERING TO GUIDELINE AND PROTOCOLS

Every unit or work place that deals with ionising radiation should have their own local guidelines and rules for radiation safety. These must be read, understood and strictly adhered to in daily practice. Staff must comply with these local rules in order to insure that the Trust and all their employees do not contravene statutory requirements of the ionising radiation regulations and other relevant legislation.

MINIMISING RISK OF EXPOSURE TO STAFF AND PATIENTS:

The occupational limit of radiation exposure in the UK currently is estimated at 20 mSv per year averaged over five consecutive years (5). Every operator who undertakes a cardiovascular procedure in the cath lab is responsible for the amount of radiation exposure to the patient, his or her co-staff and to themselves. In the event of an incident where the patient might have been exposed to inadvertent excess radiation either due to clinical circumstances, malfunctioning of the equipment or operation errors, the radiation protection adviser should be informed of the incident. It is their duty to estimate the radiation dose received by the patient and also advise whether the incident is to be reported.

Only essential staff shall be in the cath lab during radiation exposure. All persons not required in the room should leave the room during serial radiographic exposure. The operator shall stand behind a barrier if possible. People who must move around the room during the procedure should wear a wraparound protective garment. When possible, the cardiologist and all other personnel required in the room should step back from the table and behind portable shields during cine and serial radiography procedures. This action can decrease the exposure of the cardiologist and the other nearby personnel by a factor of three or more (10).


An investigation will be taken when any employee records a cumulative whole total dose during the year which exceeds:

  • 2.0 mSv – Interventional Cardiologist and Radiologist
  • 1.5 mSv – Conventional Radiology
  • 1.0 mSv - Radiographers
  • 0.5 mSv – Non radiographic /Radiological staff (e.g.nurses, students)

A record of the investigation should be kept for at least 2 years. The investigation level for eye and extremity doses will be 15 mSv and 50 mSv respectively(9)

There should be adequate guidelines provided to the users of angiography and cardiology cath lab fluoroscopic x-ray equipment that satisfies the regulatory standards under clinical use conditions. The radiation safety department should review exposures on a regular basis and should be in accordance with the ALARA (As Low As Reasonably Achievable) policy and procedure.

X-ray Equipment Performance and Calibration:

The following requirements are necessary:

  • Adequate total filtration is present.
  • The fluoroscopy timer terminates the exposure or produces an audible signal at the end of a five-minute accumulative time interval.
  • During fluoroscopy, x-ray field collimation and alignment with the image intensifier is appropriate.
  • Fluoroscopic exposure rates do not exceed the regulatory standards.
  • Patient exposure information has been obtained for the simulated clinical conditions and is posted where it is readily available to the physician during the fluoroscopic procedure.

PREGNANCY AND RADIATION

As a general rule, the sensitivity of a tissue to radiation is directly proportional to its rate of proliferation. Therefore, one could infer that the human foetus, because of its rapid progression from a single cell to a formed organism in nine months, is more sensitive to radiation than the adult .This inference is supported by the results of experiments in animal models, and the experience with human populations that have been exposed to very high doses of radiation (atomic bombing victims). In humans, the major deleterious effects on the foetus include foetal wastage (miscarriage), teratogenicity (birth defects), mental retardation, intrauterine growth retardation and the induction of cancers such as leukaemia that appear in childhood. Birth defects and mental retardation are the adverse effects that are of the most immediate concern for the expectant mothers. Fortunately, not all exposures to ionising radiation result in these outcomes. The risk to the foetus is a function of both gestational age at exposure and the radiation exposure.
The threshold for childhood cancer induction is not clear cut. Despite these uncertainties in the dose –effect relationship, some broad generalizations based on fetal dose ranges may be made.
Fetal Dose less than 0.01 Gy unit – There is no evidence supporting the increased incidence of any deleterious developmental effects on the fetus.
Fetal Dose between 0.01 Gy unit and 0.1 Gy unit – The additional risk of gross congenital malformations, mental retardation, intrauterine growth retardation and childhood cancer is believed to be low compared to the baseline risk.
Fetal Dose exceeding 0.1 Gy unit – The lower limits for threshold doses for effects such as mental retardation and diminished IQ and school performance fall within this range.(16)
Most countries have limits on the annual amount of occupational radiation exposure a pregnant woman can receive and the amount the foetus can receive. In the UK radiation dose limits are 200 mGy and 500 mGy between 1-5 weeks and 5-7 weeks respectively. Women are strongly encouraged to declare their pregnancy with the Radiation Safety officer as soon as possible. A dosimeter can then be issued to such employees to monitor foetal dose. This should be worn at the waist, under the lead apron. Thus the Radiation Safety Officer and the mother can keep track of the foetal dose throughout pregnancy.

The pregnant staff should generally minimise their time spent in the cath lab and should ideally try to stand in the room where the possibility of radiation exposure is minimum.

Pregnant staff often has two major complaints:

  • The lead aprons are heavy. That is why many cath staff members now use lead vests along with lead skirts – by distributing the weight better, the vest /skirt apron combination causes less back strain.
  • As the foetus grows so does the women’s body. The available sizes of vests and skirts are often limited. So the pregnant women often use the single piece, non-wrap around style used regularly in x-ray areas.

Again, although doses to the cath lab personnel are generally high, they may be minimised by practicing ALARA. By minimising the dose to the mother, the dose and the risk to the foetus will also be minimised.
Counselling the Pregnant Patient Exposed to Ionising Radiation:
It is essential that pregnant staff or patient who has been accidentally exposed to excess radiation is adequately counselled and the following parameters should be considered in the evaluation:

  1. Gestational age at the time of exposure.
  2. .Calculation of fetal exposure using dose reconstruction techniques.
  3. Maternal age
  4. Other potentially harmful environmental factors ( malnutrition, smoking)
  5. Attitude of mother toward pregnancy.

RADIATION SAFETY- European Guidelines and Regulations

The basic requirement for equipment based elements of medical radiation protection is found in the Medical Device Directive (EUROPEAN DIRECTIVE 93/4 1993)
Human exposure to ionising radiation is based on the EURATOM Directive (European directives 96/29 1976 and 97/43 1997).The results allow regional deviation for the purpose of increasing safety. Thus, there are different regulations in different European countries.
There are requirements on equipment, training and special procedures (including interventional fluoroscopy and cine)
All doses due to medical exposure shall be kept as low as reasonably achievable consistent with obtaining the required diagnostic information, taking into account economic and social factors.
‘Member states’ shall promote the establishment and use of diagnostic reference levels for radio diagnostic examinations .Diagnostic reference levels are expected not to exceed for standard procedures when good and normal practice regarding diagnostic and technical performance is applied.
Interventional procedures are viewed as too dependant on individual patient situations to be managed by reference levels

SUMMARY AND DISCUSSION:

The last two decades have seen a continuous increase in the frequency of diagnostic and interventional cardiac catheterization procedures. It is paramount that radiation protection in the cath lab must be a matter of primary concern. In addition to this, interventional cardiologists must realise that their patients are becoming increasingly aware and concerned about radiation hazards acquired during interventional procedures.
Strict measures should be taken to avoid any unnecessary radiation exposure not only to medical staff but also to patients. Local guidelines and precautions to prevent radiation hazard should be adhered to. As we know that the effects of radiation exposure are not apparent immediately but long term consequences can be serious, it is therefore desired that the radiation exposure dose is strictly monitored and the equipments as well as the shielding materials are examined from time to time.
Education on radiation hazard, safety and its prevention is badly needed. Training and awareness in this direction is equally important.

References


1. ’On Health Protection Of Individuals Against the Dangers of Ionising Radiation in Relation to Medical Exposure’ CEC Council Directive 97/43/Euratom,Euratom Amtsblatt,30 June 1997, L 180 pp. 22-27
2.D Hart, D C Jones and B F Wall (1994), ‘’ Estimation of Effective Dose in Diagnostic Radiology from Enterance surface Dose And Dose Area Product Measurements’’ National Radiological Protection Board (NRBP-R 262),HMSO publications centre, London pp 1-57
3.K C Leung and C J Martin, Effective Doses for Coronary Angiography’ British Journal Of Radiology, 69(1996),pp 426-431ath
4.D M Bakalyar , MD Castellani and R D Saffian ,Radiation Exposure to Patients Undergoing Diagnostic and Interventional Cardiac Catheterization Procedures ‘
Catheterization and Cardiovascular Diagnosis ,42 (1997), pp 121-125 (Comments ,pp .126-129)
5.S.Betson, E P Efstathopoulos, D Katritis, et al. ‚Patient Radiation Doses During Cardiac Catheterization Procedures’,British Journal Of Radiology,71(1998),
pp 634-639
6 . Katritsis D, Efstathopulos E ,Betson S ,Korovesis S , Webb-Peploe MM ‘Radiation exposure of patients and coronary arteries in the current era:A prospective study. Catheter Cardiovasc Interv. 2000 Nov. 51 (3): 265
7.Kuon E,Glaser C, Dahm JB. Effective techniques for reduction of radiation dosage to patients undergoing invasive cardiac procedures. Br. J Radiol.2003 June;76(906): 406-13
8.Delichas MG, Psarrakos K, Molyvda-Athanassopoulou E, Giannoglo Hatziioannou K, Papanastassiou E; Radiation doses to patients undergoing coronary angiography and percutaneous transluminal coronary angioplasty. Radiat Prot Dosimetry. 2003; 103 (2) :149-54
9. Radiation safety within the department of Radiology –Ionising Radiation Regulations 1999, Version:2/03 March 2003 ,Royal Liverpool &Broadgreen University Hospitals NHS Trust.
10.Radiation exposure to patients and operators during diagnostic cardiac catheterization and coronary angioplasty.
Zoretto M, Bernardi G, Morocutti G, Fontanelli A. Cathet cardiovas Diagn :1997 Apr; 40 (4):348-51
11.Patient Radiation doses during cardiac catheterization procedures. Beston S, Efstathopolous EP, Katritsis D,Faulkner K,Panayiotakis G. Br.J. Radiol. 1998 Jun:71 (846):634-9
12.Radiation protection in cardiac radiology in recent imaging and intervention in cardiovascular disease ;Sharma S, Springer- Verlay; Singapore 1996 ; 117-122
13Radiation exposure in invasive cardiology – A continuing challenge for cardiologists, industry and control organs. Knon E , Kaye A. Business Briefing of European Pharmacotherapy 2003.
14. Radiation safety in Cardiology; Limacher et. al. JACC vol. 31, No. 4; March 15, 1998: 892-913
15.www.saintlukeshealthsystem.org/slhs/com/slh/Radiology/Radiation
16. www.safety.duke.edu/RadSafety/fdose/fdrisk.asp

First Published October 2006
source
http://priory.com/med/radiation.htm

Saturday, 19 June 2010

Bổ sung canxi khi mang thai


Thứ tư, 30/12/2009, 8:10 (GMT+7)

Tôi có thai tháng thứ 4 nhưng khi uống sữa tôi thường bị rối loạn tiêu hóa. Xin hỏi, nếu không uống sữa tôi có bị thiếu canxi không và có cách gì bổ sung canxi ngoài uống sữa không?

Trịnh Hoài Thương (Nam Định)

Canxi là chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể con người, là thành phần chủ yếu tạo nên xương và răng, cũng là thành phần không thể thiếu trong quá trình đông máu và tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ. Ở phụ nữ có thai, nhu cầu canxi cao hơn bình thường tùy thuộc vào tuổi thai, tuổi thai càng lớn thì nhu cầu canxi càng cao. Cụ thể: trong 2-3 tháng đầu nhu cầu canxi là 800mg, 3 tháng giữa là 1.000mg nhưng ở 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg. Sữa bột và sữa tươi là một trong những thực phẩm cung cấp lượng canxi tương đối cao cho cơ thể nhưng không phải cá nhân nào cũng có thể hấp thụ được. Bạn không nên nghĩ rằng không uống sữa thì sẽ thiếu canxi, bạn có thể bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm hàng ngày như cua đồng, tôm đồng (loại thực phẩm này có hàm lượng canxi cao hơn trong sữa), rau cần, cà rốt, sữa bột đậu nành... Tuy nhiên, sự hấp thụ canxi lại khác nhau giữa các loại thực phẩm và cơ thể mỗi người nên cách tốt nhất là bạn nên đa dạng hóa bữa ăn, nhiều rau, củ, không kiêng khem vô lý và lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều canxi để tránh thiếu canxi cho cả mẹ và con. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung canxi cho cơ thể bằng cách uống các loại thuốc có canxi, có thể là loại thuốc đơn thuần chứa canxi nhưng cũng có loại hỗn hợp các vitamin khác nên bạn cần tham khảo và tuân thủ chỉ định của bác sĩ sản khoa khi sử dụng những loại thuốc này.

BS. Trần Quang Lập

source

http://suckhoedoisong.vn/20091229105952811p45c51/bo-sung-canxi-khi-mang-thai.htm

Một số bệnh thường gặp sau khi “vượt cạn”


Thứ sáu, 5/2/2010, 11:21 (GMT+7)


Niềm hạnh phúc đón nhận một thành viên mới chưa kịp vơi thì người mẹ trẻ phải đối mặt với những căn bệnh mà họ không hề biết sự hiểm nguy luôn cận kề. Vì vậy, bên cạnh công việc chăm sóc cho con trẻ, các bà mẹ hãy lưu ý một số căn bệnh thông thường sau đây, có cách phòng và điều trị đúng để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con.

Bệnh “nứt cổ gà”

Bệnh “nứt cổ gà” thường gặp ở những bà mẹ đang cho con bú. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này là vì cho con bú không đúng cách. Thay vì cho bé ngậm hết quầng vú thì mẹ chỉ cho con mớm hời hợt vào núm vú. Vì thế, mỗi lần bé bú, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây ra hiện tượng “nứt cổ gà”. Biểu hiện ban đầu của bệnh là xuất hiện một hoặc hai vết nứt nhỏ, sau đó tấy đỏ, đau nhức, thậm chí nhiễm trùng, mưng mủ. Nếu không chữa trị kịp thời, vết nứt sẽ lan dài quanh chân núm vú, gây đau đớn cho mẹ và mất vệ sinh cho trẻ. Phòng tránh bệnh này bằng cách cho trẻ bú đúng cách. Hãy kéo bé về phía ngực mình, kích thích bằng cách dùng đầu vú cù vào môi dưới của trẻ để trẻ há miệng to như đang ngáp, lúc này mẹ phải kéo nhanh bé về phía bầu vú. Miệng của bé mở rộng sẽ ngậm hết toàn bộ phần quầng vú và đầu vú.

Ảnh minh họa
Các sản phụ cũng nên chăm sóc vú bằng các sản phẩm chuyên dụng như: mỡ cừu tinh chế, dầu hướng dương, kem dưỡng núm vú để tránh bị “nứt cổ gà”. Bên cạnh đó, phải vệ sinh đầu vú thường xuyên bằng cách lau vú bằng nước ấm sau khi cho con bú và tránh để da bị khô nẻ. Không bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch triệt khuẩn trên vùng vú, vì sẽ dẫn đến hiện tượng da khô và nứt núm vú. Hạn chế mặc áo lót để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Việc chữa trị bệnh “nứt cổ gà” cũng khá đơn giản. Trước tiên, cần rửa sạch chỗ đau bằng nước ấm pha muối. Sau đó, lau khô và bôi thuốc tetracyclin, bepanthen, lanolin, fuciort... Các bài thuốc dân gian cũng khá hiệu nghiệm trong việc điều trị bệnh này như bài thuốc rượu hạt gấc. Hãy lấy hạt gấc sao vàng, hạ thổ, tán mịn, ngâm rượu trắng rồi bôi lên chỗ bị đau sẽ có tác dụng sát khuẩn. Hoặc giã nát mồng tơi và một ít muối hạt rồi đắp lên vết thương hoặc dùng lá rau ngót giã nát, vắt lấy nước cốt rồi đắp lên chỗ nứt... Ngoài ra, có thể lau sạch vùng bị đau, chờ đến khô rồi nặn một chút sữa và xoa lên đầu vú rồi để khô, đến tối lại rửa sạch và lại làm như vậy, thực hiện việc này cho đến khi khỏi hẳn. Để tiếp tục duy trì nguồn sữa cho trẻ trong khi điều trị, hãy vắt sữa thường xuyên vào đúng các cữ bú của trẻ. Chỉ đến khi vết thương đã kín miệng và lên da non mới nên cho trẻ bú lại.

Viêm nhũ

Viêm nhũ là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kỳ cho con bú với những triệu chứng bầu vú sưng nóng, sốt, đau mình. Nguyên nhân chính của bệnh này cũng là do trẻ bú mẹ không đúng cách làm trầy da vùng xung quanh núm vú và dẫn đến viêm tuyến sữa. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau sinh; không vệ sinh đầu vú và vắt bỏ sữa thừa khi trẻ không bú hết (sữa đọng gây ôi, tắc và ung nhũ); tinh thần không thư thái làm can khí uất, ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ cung...

Để chữa trị thì cách đơn giản nhất là ngưng cho con bú ở bên viêm, nặn bớt sữa. Sau đó uống kháng sinh (sau khi đã đi khám bác sĩ), bệnh sẽ khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu chỗ viêm da đã thành áp-xe thì nên đi khám. Bác sĩ sẽ rạch vùng áp-xe đủ rộng để lấy hết mủ và để một ống nhựa dẫn mủ chảy ra cho sạch hẳn.

Cơn tetani do hạ canxi máu

Nguyên nhân của việc xuất hiện cơn tetani là do trong quá trình mang thai và cho con bú, một lượng lớn canxi được lấy từ người mẹ sang thai nhi để phát triển hệ thống xương của thai nhi. Quá trình này làm cho nồng độ canxi máu của người mẹ giảm, đặc biệt ở những người mẹ có chế độ ăn không đầy đủ canxi theo nhu cầu (1.500mg/ ngày) hay những người bị bệnh đường tiêu hóa mãn tính. Những người nghén nhiều hay nôn làm mất nước, điện giải và tình trạng kiềm hóa kèm theo tình trạng lo lắng, tạo điều kiện cho cơn tetani xuất hiện. Dấu hiệu báo trước của tình trạng này là sự kích thích quá mức của hệ thống thần kinh - cơ hoặc đi kèm là hiện tượng bị cảm, nặng nề ở tay, chân, vùng quanh miệng. Tiếp theo là hiện tượng co cơ đột ngột, nhất là ở bàn tay và ngón tay (giống hình ảnh bàn tay người đỡ đẻ). Ngoài ra, cũng có thể biểu hiện ở các vị trí khác như ở chân hay ở mặt. Một số trường hợp có kèm với co thắt cơ trơn gây nên tình trạng khó thở do co thắt khí quản hay đau bụng do co thắt cơ trơn ở ruột... Tình trạng này kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Có thể có tình trạng lo lắng, hoảng hốt, mạch nhanh... Khi đi khám, bác sĩ có thể phát hiện được tình trạng co cơ vùng má khi gõ bằng búa phản xạ vùng trước lỗ tai (dấu hiệu Chvostek) hay cơn tetani tái xuất hiện khi yêu cầu bệnh nhân thở nhanh (gây tình trạng kiềm hóa máu do tăng thông khí). Xét nghiệm máu trong cơn sẽ thấy canxi máu giảm nhưng đôi khi có những trường hợp canxi máu không giảm.

Để phòng tránh và điều trị chứng bệnh này thì lời khuyên trước tiên là nên bổ sung canxi (1.000 - 1.500mg/ ngày) và vitamin D. Có thể bổ sung bằng các thức ăn giàu canxi (cua, cá, thịt...) và phơi nắng để tăng tổng hợp vitamin D từ da. Các triệu chứng của cơn tétani sẽ hết đi nhanh nếu được tiêm tĩnh mạch dung dịch canxi (thường dùng 500 - 1.000mg dung dịch canxi clorua).

Một điều lưu ý các bà mẹ là không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị các chứng bệnh xương khớp trong thời kỳ thai nghén và cho con bú. Khi dùng thuốc phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, để tránh những hậu quả không mong muốn cho cả mẹ và con.

BS. THU PHƯƠNG

source

http://suckhoedoisong.vn/2010020511188386p45c51/mot-so-benh-thuong-gap-sau-khi-vuot-can.htm

Làm sao giảm rụng tóc khi mang thai?


Thứ sáu, 5/2/2010, 8:10 (GMT+7)


Mức độ rụng tóc ở một người bình thường khoảng từ vài chục đến 100 sợi/ngày. Ở bà bầu, do thay đổi nội tiết tố, tình trạng rụng tóc có thể sẽ nhiều hơn. Dưới đây là những biện pháp giúp các bà bầu khắc phục tình trạng này.

Masage da đầu để kích thích sự mọc tóc.
Nguyên nhân gây rụng tóc

Tăng estrogen: sự gia tăng hàm lượng estrogen khi mang thai có khả năng tác động đến tóc của bạn theo 2 hướng: tóc mọc nhanh, dày hơn hoặc ngược lại, tóc bị rụng và mỏng đi. Estrogen tăng, làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất, gây xáo trộn môi trường da đầu và làm rụng tóc. Ngoài ra, rụng tóc còn do thai phụ dư thừa chế độ dinh dưỡng hoặc do ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin khi mang thai.

Thay đổi kết cấu tóc: nếu bạn thường xuyên uốn, nhuộm, duỗi tóc trong thời gian mang thai, tóc sẽ bị thay đổi kết cấu, trở nên yếu hơn và dễ gãy rụng. Không những thế, tác động này còn ảnh hưởng xấu đến da đầu khiến tóc tiếp tục bị khô, quăn, giảm tính đàn hồi trong thời gian sau đó.

Stress: tình trạng căng thẳng kéo dài, cộng với sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, thúc đẩy quá trình rụng tóc diễn ra nhanh hơn.

Biện pháp phòng tránh

Tránh những áp lực mạnh lên tóc như: nhuộm, uốn, duỗi hoặc buộc tóc quá chặt.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra những loại thuốc có khả năng gây rụng tóc. Không nên sử dụng các loại thuốc viên chứa nhiều vitamin A. Thừa vitamin A có thể khiến tóc bạn gãy, rụng.

Tập những bài thể dục nhẹ nhàng như Yoga để tinh thần được thư giãn, giảm thiểu căng thẳng.

Massage da đầu bằng những loại tinh dầu có dưỡng chất tự nhiên. Massage có khả năng kích thích sự mọc lại của tóc, đồng thời làm chân tóc khỏe mạnh.

Một số loại tinh dầu tốt cho tóc có chiết xuất từ oải hương, hoa hồng, cam, hoắc hương, gỗ đàn hương, hoa ngọc lan… Nhỏ vài giọt tinh dầu vào nửa bát nước ấm, dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng khắp da đầu. Sử dụng một chiếc khăn ấm ủ tóc trong vòng 10 – 15 phút trước khi bạn xả sạch. Có thể áp dụng biện pháp massage này vài ba lần một tuần, tùy theo ý thích của bạn. Chỉ chái tóc với lược thưa khi tóc đã khô.

Tăng cường ăn, uống các loại rau xanh, hoa quả tươi. Những loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, khoáng chất không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà nó cũng đặc biệt hữu ích với mái tóc của bạn. Vitamin C và E có tác dụng tăng cường độ chắc khỏe, bóng mượt, giúp tóc phát triển tốt mà không bị gãy rụng.

Nếu hiện tượng rụng tóc xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ, kèm theo các dấu hiệu ốm nghén vào buổi sáng, chán ăn… là do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, đặc biệt là thiếu chất sắt. Chỉ cần thiếu hụt một lượng chất sắt nhỏ cũng làm tóc khô xơ, giòn và dễ gãy. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn bổ sung viên sắt.

Nếu tóc bạn bị khô, bạn chỉ nên đi hấp tóc ngoài mỗi tuần 1 lần. Nên chọn loại dầu hấp có tinh chất hạnh nhân hay dầu ô-liu để mang lại hiệu quả tối đa.

Lưu ý : Rụng tóc có thể kéo dài đến khoảng thời gian sau sinh. Điều này là hoàn toàn bình thường, vì lượng hormone trong cơ thể bạn sẽ trở lại cân bằng từ 3 - 6 tháng sau sinh. Nếu tóc bạn bị tổn thương do nhuộm, uốn hay duỗi thì phải cần 1 năm tóc mới trở lại trạng thái tốt hơn. Rụng tóc cũng là một trong những dấu hiệu thay đổi của cơ thể khi mang thai. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng.

BS. NGỌC HUÊ

source

http://suckhoedoisong.vn/20100203101737327p45c51/lam-sao-giam-rung-toc-khi-mang-thai.htm

Suy dinh dưỡng bào thai


Thứ sáu, 16/4/2010, 8:15 (GMT+7)


Người ta coi những trẻ sinh đủ tháng có cân nặng lúc đẻ dưới 2.500g là những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai (SDDBT). Về nguyên nhân, thường do trong thời gian mang thai, người mẹ không được ăn uống đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi không hợp lí hoặc bị ốm đau bệnh tật. Thường các bà mẹ có mức tăng cân ở cuối thai kì thấp, dưới 6kg, chắc chắn là bào thai đã bị SDD, khi sinh ra cân nặng của trẻ sẽ rất thấp.

SDDBT là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Ở những trẻ này, các cơ quan như da, cơ, xương, não, gan, thận... đều bị ảnh hưởng mà điều dễ nhận thấy nhất là trẻ sinh ra nhẹ cân. Hậu quả của tình trạng này tuỳ thuộc vào giai đoạn bào thai bị SDD, chế độ nuôi dưỡng trẻ sau khi chào đời. SDD xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kì làm cho bộ não chậm phát triển, sau này trẻ sẽ kém thông minh. Trẻ bị SDD bào thai khi chào đời dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu gây rối loạn nhịp thở, hạ canxi máu gây co giật. Nếu được nuôi dưỡng đúng, trẻ sẽ phát triển bình thường và đạt mức cân nặng như những trẻ khác sau 2-3 tháng. Ngược lại, nuôi dưỡng không tốt, trẻ tiếp tục bị SDD, trẻ ốm đau, quặt quẹo, còi cọc, chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 1/3 số trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2.500g bị chết trong năm đầu đời.

Phụ nữ mang thai phải chú ý tới dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.

Với những trẻ bị SDDBT, việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có tầm quan trọng đặc biệt:

- Cần ủ ấm trẻ thường xuyên, tốt nhất theo kiểu chuột túi.

- Theo dõi sát sao để phát hiện sớm và xử trí kịp thời khi có dấu hiệu trẻ bị hạ thân nhiệt hay hạ đường máu, hạ canxi máu.

- Tắm rửa bằng nước sạch, thay băng rốn hằng ngày.

- Cho trẻ bú mẹ sớm, trong nửa giờ đầu sau khi lọt lòng mẹ; cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu đời, cho trẻ bú nhiều lần (kể cả ban đêm) hơn những trẻ có cân nặng bình thường. Nếu trẻ bú kém, cần vắt sữa mẹ ra cốc rồi cho ăn bằng thìa.

- Chỉ cho ăn bổ sung khi trẻ được 5 tháng tuổi, phải bảo đảm khẩu phần của trẻ có đủ dinh dưỡng cả về lượng và chất.

- Cho trẻ uống vitamin A, vitamin D và tiêm vaccin phòng bệnh đầy đủ theo quy định của y tế.

Để chủ động phòng ngừa SDDBT, cần có kế hoạch chăm sóc bà mẹ tương lai ngay từ khi còn nhỏ, không để các em gái bị SDD, thấp cân, còi cọc. Khi mang thai, cần được ưu tiên ăn uống đầy đủ, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí để có thể đạt mức tăng cân nặng trung bình đến cuối thai kì là 10- 12kg; không để ốm đau, thiếu máu trước và sau khi sinh.

BS. Nguyễn Quang Ngọ
source
http://suckhoedoisong.vn/20100415040957723p45c51/suy-dinh-duong-bao-thai.htm

Những thay đổi về mắt trên thai phụ


Thứ hai, 26/4/2010, 18:22 (GMT+7)


Khi mang thai, do những thay đổi về hormone và huyết động nên gần như tất cả các mô trên cơ thể cũng có những biến đổi không ít thì nhiều. Tại mắt có những thay đổi mang tính sinh lý, thoáng qua, sẽ biến mất khi quá trình thai nghén kết thúc. Nhưng cũng có những bệnh lý thực sự như bệnh võng mạc thai nghén chẳng hạn. Cũng đừng quên rằng thai nghén có thể làm tăng nặng cũng như giảm nhẹ một số bệnh lý mắt vốn có.

Thay đổi mắt không mang tính bệnh lý

Các hormone sinh dục làm tăng giữ nước tại các tổ chức nhiều sợi collagen, tổ chức cơ. Biến đổi mô học này hoàn toàn không gây ra bệnh lý cho mắt. Giác mạc có rất nhiều sợi collagen nên khi mang thai, độ cong của nó có thể thay đổi, gây ra cận hoặc loạn thị từ tuần thứ 30 của thai kỳ trở đi. Trên thực tế, có nhiều sản phụ đến khám mắt vì những bệnh cần đeo kính mà trước đó họ chưa hề bị. Cảm giác của lòng đen (giác mạc) cũng giảm nhẹ. Người ta khuyên các sản phụ nên tháo kính tiếp xúc khi mang thai bởi sẽ rất khó chịu nếu đeo: do giác mạc phù, độ cong giác mạc thay đổi, thiếu nước mắt… Rối loạn điều tiết, thiểu năng qui tụ sẽ gây những khó chịu nhất định cho sản phụ, một số trường hợp phải điều trị bằng tập mắt. Nhãn áp tưởng sẽ cao khi thai nghén, may thay trên thực tế thì nhãn áp có xu hướng hạ trong suốt quá trình mang thai. Phù mi, sụp mi do phù gian bào gặp khoảng 12% trong số các sản phụ. Một số ca nặng phải phẫu thuật nếu sau sinh sụp mi vẫn tồn tại dai dẳng.

Một số bệnh lý hay gặp trong quá trình mang thai

Xuất huyết võng mạc có thể gặp nếu sản phụ gắng sức, cúi đầu thái quá, ho mạnh, táo bón. Xuất huyết vùng võng mạc trung tâm có thể gây giảm thị lực nhiều. Đa phần các dạng xuất huyết sẽ tự tiêu và không để lại di chứng gì.

Khi chuyển dạ, do gắng sức thái quá có thể xảy ra một vài tai biến về đáy mắt: xuất huyết vùng hoàng điểm, xuất huyết dưới - trong - trước võng mạc gây giảm thị lực mạnh, đa phần sẽ hồi phục sau vài tuần.

Một biến cố nữa về võng mạc là bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Hình ảnh lâm sàng là bong thanh dịch đơn thuần, có thể kèm theo xuất tiết trắng. Chúng ta hạn chế dùng thuốc trên sản phụ, kể cả thuốc nhỏ mắt. May thay bệnh này thường tự khỏi sau vài tuần. Nếu sản phụ có u cục trên cơ thể, trên mắt cũng vậy thì khi mang thai u thường có xu hướng phát triển nhanh. Vì vậy, chị em nên khám cả chuyên khoa sản và chuyên khoa ung bướu.

Tăng áp lực nội sọ lành tính là một khái niệm mới, có thể gặp trên phụ nữ có thai. Nó liên quan chặt chẽ với một số bệnh lý thần kinh: viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu, hội chứng giao thoa thị giác, liệt vận nhãn.

Chú ý đến những biến chứng tại mắt

Tăng huyết áp gây lo ngại không chỉ cho bác sĩ tim mạch mà cả bác sĩ mắt. Trong quá trình mang thai, huyết áp rất khó kiểm soát dẫn đến nhiều biến chứng cho mắt. Bệnh mắt do nhiễm độc thai nghén, do tăng huyết áp ác tính là điều nguy hiểm nhất. Các biểu hiện trên đáy mắt rất rầm rộ: xuất huyết võng mạc, xuất tiết dạng lipid, bong võng mạc thanh dịch. Mắt giảm thị lực mạnh hoặc mù vỏ não tương ứng với dấu hiệu toàn thân nặng: phù, cao huyết áp, tiền sản giật hoặc sản giật. Đa phần mắt sẽ phục hồi hoàn toàn nếu điều trị nội khoa đáp ứng, đôi khi phải bằng đình chỉ thai nghén. Một tỷ lệ giảm thị lực bất khả hồi nếu có tắc mạch trung tâm võng mạc, thiếu máu thị thần kinh, nhồi máu não.

Một số bệnh vốn có sẽ thay đổi khi mang thai

Bệnh mắt do Basedow có xu hướng tăng nặng khi mang thai. Bệnh võng mạc đái tháo đường cũng vậy. Viêm hắc võng mạc do toxoplasma đang ở đạng bất hoạt có thể chuyển thành thể hoạt tính khi mang thai. Nếu bạn có những bệnh trên đừng quên khám mắt định kỳ khi mang thai. Cũng có may mắn ngoại lệ: nếu bạn mang thai khi đang mắc glô-côm, viêm màng bồ đào thì các bệnh trên có xu hướng nhẹ đi trong thai kỳ.

Xem ra có quá nhiều lo lắng đi kèm “tin mừng”. Tuy nhiên những biến cố trên rất ít xảy ra. Lời khuyên quan trọng nhất của chúng tôi là nếu bạn có cao huyết áp, nếu bạn bị đái tháo đường thì ngoài việc khám thai sản, bạn nên đi khám mắt định kỳ theo hẹn.

BS. HOÀNG CƯƠNG - BS. HỒ XUÂN HẢI

source

http://suckhoedoisong.vn/20100426062013539p45c51/nhung-thay-doi-ve-mat-tren-thai-phu.htm

Cần làm gì khi bị mất kinh nguyệt?


Thứ sáu, 11/6/2010, 10:39 (GMT+7)

Mất kinh là khi bạn không vướng mắc thời kỳ kinh nguyệt. Thời kỳ thứ nhất mất kinh là lúc bạn không bị kinh nguyệt ở độ tuổi 16 hoặc lớn hơn. Thời kỳ thứ hai mất kinh là khi bạn đang trong thời kinh nguyệt bình thường nhưng sau đó bạn không có kinh 1-3 tháng liên tục. Bạn nên khám bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn bị mất kinh nguyệt.

Nguyên nhân mất kinh nguyệt

Nguyên nhân mất kinh nguyệt lần thứ nhất bởi:

- Vấn đề liên quan não điều khiển thân nhiệt, chính là vùng não tác động lên tuyến yên điều hòa chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

- Nhiễm sắc thể khác thường.

- Bệnh tuyến yên, ảnh hưởng tuyến yên. Tuyến yên định vị ngay phía dưới não bộ và giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

- Gây tắc nghẽn vùng âm đạo, như màng gây trở ngại lưu lượng kinh nguyệt. Bạn có thể bắt đầu bị mất kinh lần thứ hai do:

- Thai nghén.

- Sử dụng thuốc tránh thai đường miệng hoặc thuốc tránh thai do tiêm như viên thuốc sinh đẻ có kế hoạch.

- Quá căng thẳng.

- Một số loại dược phẩm nào đó, như thuốc chống trầm cảm, dược phẩm chữa trị hóa học và dược phẩm chống loạn thần kinh.

- Cơ thể giảm cân nghiêm trọng.

- Vấn đề liên quan tuyến giáp, tuyến khác khiến cho hormone thay đổi kinh nguyệt.

- Điều chỉnh tập luyện, như chạy việt dã.

Rèn luyện để duy trì sức khỏe
Chữa trị mất kinh nguyệt

Điều trị phụ thuộc nguyên nhân làm mất kinh. Có lẻ đơn giản thay đổi chế độ ăn uống và chương trình tập luyện. Bạn có thể cần đến dược phẩm. Hiếm khi phẫu thuật.

Ngăn ngừa tình trạng mất kinh

- Trao đổi với bác sỹ nếu bạn bị mất kinh nguyệt 3 lần hoặc nhiều hơn liên tục. Nếu bạn có thai nghén, nên kiểm tra thai nghén tại nhà.

- Nếu kinh nguyệt của bạn không giống nhau mỗi tháng, ghi lại ngày đầu và kéo dài bao lâu. Sau đó cung cấp thông tin cho bác sĩ.

- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh với chế độ ăn uống hàng ngày và rèn luyện.

- Tìm ra nếu thành viên trong gia đình bạn có vấn đề kinh nguyệt tương tự như vậy.

- Ghi nhớ rằng khả năng có thai thậm chí bạn không có kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng.

BS. THU PHƯƠNG

source

http://suckhoedoisong.vn/2010061110376789p45c51/can-lam-gi-khi-bi-mat-kinh-nguyet.htm

Suy sụp tinh thần của mẹ sau khi sinh con


Thứ tư, 16/6/2010, 9:12 (GMT+7)

Sinh con thường là biến cố trọng đại đối với mọi người, nhưng sau khi sinh, một số phụ nữ lại bị suy sụp tinh thần hay lo lắng buồn phiền thái quá. Chứng bệnh này được gọi là chứng suy sụp tinh thần sau khi sinh (hay bệnh hậu sản) thường xảy ra ở khoảng 15-20% bà mẹ. Tuy nhiên các bà mẹ cố gắng chịu đựng trong âm thầm và không dám nói với ai, vì sợ người khác sẽ nghĩ là bà mẹ "xấu", do đó cảm thấy rất cô đơn.

Những dấu hiệu phân biệt

Chứng bệnh này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi em bé chào đời. Sau khi sinh con, việc người phụ nữ thấy xúc động hay lo lắng là chuyện bình thường. Nhưng nếu triệu chứng này kéo dài quá 2 tuần, hoặc nếu có các triệu chứng dưới đây, thì người mẹ nên tìm đến chuyên viên tâm lý hoặc tâm thần để được giúp đỡ:

- Cảm thấy xuống tinh thần, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày;

- Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả;

- Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt lực;

- Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn;

- Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình;

- Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.

Chăm sóc cho sản phụ và trẻ sơ sinh tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long - tỉnh Vĩnh Long.

Nguyên nhân nào gây ra?

Có con là một niềm vui lớn, nhưng đồng thời vấn đề sinh con cũng gây ra những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Làm mẹ là một vai trò vất vả, đầy trách nhiệm và thường bị mất ngủ. Vấn đề làm mẹ càng khó khăn hơn đối với các phụ nữ nuôi con một mình hay những cặp vợ chồng không có thân nhân ở gần để giúp đỡ, nương tựa. Ngoài ra, vì điều kiện tài chính, nhiều khi buộc cả hai vợ chồng đều phải đi làm. Chứng suy sụp sau khi sinh không có nghĩa là bà mẹ là "người xấu" hay bị "trời phạt".

Cách nào để tránh?

Bằng cách chuẩn bị cẩn thận trong lúc đang có thai:

- Tránh những thay đổi lớn trong thời gian gần ngày sinh (ví dụ: dọn nhà, sửa nhà, thay đổi việc làm)...

- Chuẩn bị việc sinh đẻ bằng cách tham gia khóa hướng dẫn trước khi sinh

- Chuẩn bị tinh thần người chồng để chồng giúp vợ chăm sóc con

- Sắp xếp nhờ thân nhân, bạn bè giúp đỡ sau khi sinh con

- Nếu đã từng bị suy sụp tinh thần rồi, thì khi đi khám thai nên báo cho bác sĩ biết.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh

source

http://suckhoedoisong.vn/20100614060450130p45c51/suy-sup-tinh-than-cua-me-sau-khi-sinh-con.htm

Khó thở khi mang thai


Thứ tư, 28/10/2009, 8:57 (GMT+7)


Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, không ít thai phụ gặp trục trặc trong quá trình hô hấp. Thai phụ cảm thấy khó thở, có thể kèm theo các triệu chứng khác như tim đập nhanh, chân tay run rẩy, cơ thể mệt mỏi...

Nguyên nhân là do trong giai đoạn thai nghén, người mẹ cần nhiều ôxy hơn và thở nhanh là một trong những cách để lấy ôxy vào cơ thể. Hormone progesterone tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn. Điều này tương tự cảm giác sau khi bạn phải lao động nặng nhọc hoặc vừa chạy gắng sức.

Phụ nữ mang thai bị khó thở nên đi khám bác sĩ.
Ảnh: Q. Hương
Khoảng thời gian cuối thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh, gây áp lực lên cơ hoành (cơ nằm phía dưới phổi) nên bạn có thể cảm thấy những nhịp thở khó khăn, ngắn như đang trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt là khi mang song thai hoặc đa thai.

Tình trạng khó thở và thở gấp khi mang thai phần lớn là bình thường và không gây hại. Thai phụ nên tăng cường nghỉ ngơi, di chuyển và làm việc với tốc độ chậm, tránh lao động nặng nhọc, quá sức. Nên hoạt động bằng cách đi lại nhẹ nhàng và làm những việc nhẹ trong nhà.

Nên giữ cho vùng lưng được thẳng khi ngồi để phổi có khoảng không dễ dàng khi tiếp nhận ôxy. Ngay cả khi đứng, cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Cong người lại sẽ khiến bạn khó thở hơn.

Khi ngủ, có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.

Tuy nhiên, khó thở, thở nhanh có thể là triệu chứng của hen suyễn hoặc viêm phổi - tình trạng nguy hiểm khi mang bầu. Ngoài ra, nó cũng có thể cảnh báo tình trạng máu vón cục (máu vón cục có khả năng gây nghẽn đường phổi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp). Chứng bệnh này khá hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.

Khó thở, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt... có thể cảnh báo nguy cơ huyết áp thấp ở bà bầu. Huyết áp thấp nếu không được khắc phục dễ dẫn tới tình trạng bị ngất.

Vì vậy, thai phụ nên đi khám tại các cơ sở y tế nếu xuất hiện kèm theo một số triệu chứng sau: Hen suyễn trầm trọng, nhịp thở nhanh, kéo dài, đau ngực hoặc xuất hiện cảm giác bị đau ở những chỗ khác trên cơ thể khi thở, bị ho liên tục, ho lâu ngày kèm theo sốt, ớn lạnh...

Ngoài ra, nếu thai phụ bị thở ngắn liên tục, khó thở hoặc có biểu hiện nào khác, nên nhanh chóng đi khám, trao đổi với bác sĩ về tình hình sức khỏe trong lần khám thai tiếp theo.

Bác sĩ Hồng Hạnh

source

http://suckhoedoisong.vn/20091028085449434p45c51/kho-tho-khi-mang-thai.htm

Các biến cố thường gặp khi chuyển dạ


Thứ hai, 23/11/2009, 9:54 (GMT+7)

Sau khi mang thai và chuẩn bị đến kỳ sinh nở các thai phụ thường lo lắng, nếu các ca đẻ diễn ra suôn sẻ với sự trợ giúp của cán bộ y tế. Tuy nhiên, quá trình chuyển dạ có thể gặp một số biến cố không lường trước như băng huyết, sa dây rau, kiệt sức... đòi hỏi người đỡ phải theo dõi sát và xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm cho mẹ và con.

Ảnh minh họa.
Băng huyết

Xảy ra nhiều nhất là trong thời kỳ xổ rau. Nguyên nhân là rách toác đường sinh dục. Rách cổ tử cung, âm đạo gây băng huyết mạnh nhất, rồi đến rách âm môn (tầng sinh môn). Vỡ tử cung không chỉ nguy hiểm vì gây chảy máu mà còn gây đau và choáng toàn thân nặng, tỷ lệ tử vong rất cao. Chẩn đoán không khó vì có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu được xử trí cầm máu ngay lập tức thì ít nguy hiểm nhưng nếu để chậm (chậm chẩn đoán hoặc chậm xử trí), tình trạng sản phụ nặng lên rất nhanh, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên nhiều. Những người đã sinh con nhiều lần hoặc đã có tiền sử chảy máu nặng, người trên 35 tuổi mới sinh con lần đầu hoặc đã có sẹo ở tử cung do mổ... dễ bị tai biến này.

Vỡ ối non và vỡ ối sớm

Vỡ ối non là tình trạng khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ mà ối đã vỡ.

Vỡ ối sớm là khi đã có chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở hết.

Về bản chất, vỡ ối non nguy hiểm hơn vì chỉ chừng 5-6 giờ sau là nước ối đã có thể bị nhiễm khuẩn trong buồng tử cung. Thai nhi rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, gặp nguy hiểm khi chuyển dạ và cả sau khi sinh. Cả bà mẹ cũng có thể bị nhiễm khuẩn hậu sản nặng. Do vậy, sản phụ vỡ ối non cần được dùng kháng sinh ngay và can thiệp lấy thai ra sớm bằng đẻ chỉ huy hoặc phẫu thuật, không để chuyển dạ kéo dài vì nguy cơ tử vong rất cao cho cả mẹ và con.

Sa dây rau

Thường xảy ra lúc vỡ ối do áp lực nước ối tăng và ngôi thai (thường là ngôi đầu, ngôi mông hay ngôi vai) chưa xuống thấp. Dây rau có thể sờ thấy ngay trong âm đạo, nhiều hay ít tùy từng trường hợp. Nếu là ngôi đầu, nguy cơ thai chết sẽ lớn hơn trường hợp ngôi ngược hay ngôi ngang. Sa dây rau là một cấp cứu tức thời khi thai còn sống. Sản phụ phải lập tức nằm chổng mông (kể cả khi chuyển đi mổ hoặc nằm trên ô tô chuyển tuyến) để ngôi thai không đè vào dây rau. Nếu cứ để sản phụ nằm ngửa trên cáng, nguy cơ thai chết sẽ cao hơn. Người hộ sinh cần có gạc ấm thấm nước, đặt trong âm đạo để không cho dây rau thụt xuống.

BS. Vũ thị Hoài An

source

http://suckhoedoisong.vn/20091123095110244p45c51/cac-bien-co-thuong-gap-khi-chuyen-da.htm

Dinh dưỡng để thai phát triển tốt


Thứ sáu, 27/11/2009, 15:23 (GMT+7)

Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ cần tăng từ 9-12kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 1-2kg, 3 tháng giữa tăng 3-4kg, 3 tháng cuối tăng 5-6kg. Nếu mẹ tăng cân tốt thì khi sinh ra, thai nhi sẽ đạt khoảng trên 3kg. Tăng cân tốt, cũng đồng nghĩa với việc người mẹ tích lũy được lượng mỡ lớn - chính là nguồn năng lượng dự trữ để tạo sữa sau khi sinh. Nếu người mẹ không tăng đủ cân sẽ dễ dẫn đến nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, đồng nghĩa với việc thể chất và tinh thần của trẻ sẽ không được tốt. Chính vì thế, chế độ ăn uống khi mang thai vô cùng quan trọng.

Khi có thai, các bà mẹ phải luôn tâm niệm rằng mình ăn không chỉ cho bản thân mà còn cho cả đứa con trong bụng. Khi có thai, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn bình thường, vì nhu cầu này ngoài đảm bảo cung cấp cho hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của mẹ như biến đổi về chuyển hóa, tăng cân, tăng khối lượng tuần hoàn, tăng khối lượng của tử cung, vú... còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú. Vì thế, bữa ăn của bà mẹ mang thai cần tăng thêm cả số lượng và chất lượng.

Vậy người mẹ ăn bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn... Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ... Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc... Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Trong những tháng đầu của thai kỳ, do cơ thể mệt mỏi, lại hay nghén, nên nhiều bà mẹ không ăn được nhiều và sợ cơm, vì thế, muốn đủ năng lượng, các chị nên ăn nhiều bữa, ăn các thức ăn ưa thích vào bất cứ lúc nào thấy thèm ăn. Nên ưu tiên thực phẩm thuộc nhóm chất bột vì đây là nguồn cung cấp năng lượng chính, tuy nhiên cần có tỷ lệ cân đối với các nhóm khác, nếu không cũng sẽ có hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Trong 6 tháng sau của thai kỳ, nhu cầu năng lượng của bà mẹ là 2.550kcal/ngày, tăng hơn người bình thường mỗi ngày là 350kcal, do đó, mỗi ngày người mẹ cần ăn thêm từ 1 đến 2 bát cơm.

Nhóm chất đạm rất cần thiết cho bà mẹ mang thai. Nhu cầu chất đạm của người mẹ tăng lên một phần để tổng hợp protein cho cơ thể mẹ, đồng thời còn phải cung cấp protein cho thai nhi và nhau thai hình thành và phát triển. Chất đạm cần cho sự phát triển mọi bộ phận của thai nhi đặc biệt là tế bào não. Do vậy, ngoài nhóm chất bột, người mẹ mang thai cần bổ sung thêm các thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... Nên dùng nhiều thực phẩm vừa giàu đạm vừa giàu canxi như tôm, cua, cá, ốc để giúp tạo khung xương vững chắc cho bào thai và phòng loãng xương cho người mẹ. Cũng nên tận dụng nguồn đạm thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Những thức ăn này vừa rẻ, vừa giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, lại có thêm chất béo, cùng với dầu và mỡ vừa giúp tạo năng lượng dự trữ và gây dựng các tế bào của thai nhi, lại vừa giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E).

Bên cạnh khẩu phần ăn cân đối giữa chất bột, chất đạm, chất béo, bữa ăn của bà mẹ mang thai không thể thiếu rau xanh, quả chín. Các loại rau, củ, quả: rau muống, rau ngót, rau cải, rau giền, mồng tơi, rau đay, cà rốt, củ cải, gấc, su hào, xoài, chuối, đu đủ, nhãn, na... là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin A, vitamin E giúp bà mẹ tăng cường sức đề kháng; cung cấp chất sắt, axit folic tham gia vào quá trình tạo máu... Ngoài ra, các bà mẹ trong vòng một tháng đầu sau khi sinh nên uống một liều vitamin A 200.000 đơn vị để đủ vitamin A trong sữa cho con bú 6 tháng đầu. Để có đủ lượng máu nuôi dưỡng cả cơ thể mẹ và con, nên ăn nhiều các thức ăn có nhiều sắt như thịt nạc, trứng, tim, gan, bầu dục, đậu đỗ, rau xanh... Ngoài ăn uống, bà mẹ cần uống thêm viên sắt với hàm lượng 60mg sắt nguyên tố và 0,4mg folic hàng ngày từ lúc bắt đầu mang thai tới sau khi sinh 1 tháng.

Khi mang thai, bà mẹ còn cần uống đủ nước. Lượng nước cần thiết hàng ngày khoảng 1,5 lít. Không nên sử dụng các loại nước giải khát công nghiệp có lượng đường cao. Cũng cần hạn chế dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc; giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm.

BS. Cẩm Nga

source

http://suckhoedoisong.vn/2009112703180872p45c51/dinh-duong-de-thai-phat-trien-tot.htm

Khắc phục chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai


Thứ năm, 10/12/2009, 8:14 (GMT+7)


Trong số chị em chúng ta, ít ai khi mang thai mà lại không phải trải qua những khoảng thời gian ốm nghén, tưởng như là đang bệnh. Dưới dây là cách ngăn ngừa và điều trị tình trạng ốm nghén.

Sô-cô-la cũng là thức ăn những người ốm nghén ưa thích.
Thai phụ thèm những thức ăn gì?

Một nghiên cứu gần đây cho biết, khoảng 40% phụ nữ có thai thèm cái gì đó ngọt ngọt. Tiếp theo là những thức ăn mặn khoảng 33%. Số chị em nghén thèm các loại gia vị chiếm khoảng 17%. Số thèm các loại thức ăn chua chát như táo xanh, quýt chua chỉ chiếm khoảng 10%. Thèm ăn “thứ nọ thứ kia” là một triệu chứng rất rõ của hiện tượng nghén, lý do tại sao họ thèm thì cho đến nay vẫn chưa rõ. Một số cho rằng đó là những dấu hiệu thiếu dinh dưỡng trong quá trình thai nghén. Nhưng điều gì giải thích cho những hiện tượng nghén “ăn dở” và thích ăn những loại thức ăn kì cục, hoàn toàn rất ít dinh dưỡng? Loại thức ăn nhiều người thường thèm là các loại đồ ngọt như: đường, sữa, các thực phẩm có gia vị, các loại quả chua và các loại bánh mặn. Vì vậy, không lấy gì làm ngạc nhiên khi kem, các đồ muối chua, nước sốt cà chua, nước chanh, phomát và cả sô-cô-la là những thức ăn những người nghén hay thèm, nhất khi mang thai.

Tại sao?

Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng tại sao phụ nữ có thai hay thèm ăn lung tung. Trong thực tế cũng có những phụ nữ không thèm ăn nghén. Đó có thể do:

Thay đổi hormone trong quá trình thai nghén có thể làm thay đổi sự cảm nhận mùi, vị của người phụ nữ làm cho họ có cảm giác thèm ăn những thứ mà trước đây họ không hề thích thú. Điều này cũng có thể giải thích tại sao những người mãn kinh cũng có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn. Thiếu dinh dưỡng tạm thời có thể gây thèm ăn, tuy nhiên lí do này không thể giải thích nổi tại sao một số người lại thèm ăn số lượng nhiều hơn mức dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, việc thèm các món ngâm giấm có thể do lượng Na trong máu thấp, thèm sô-cô-la có thể là dấu hiệu báo thiếu vitamin nhóm B. Thèm thịt chứng tỏ thiếu protein, thèm đào, mơ, có thể thiếu -caroten.

Nhu cầu tình cảm cũng có liên quan đến chuyện ăn uống. Nhiều phụ nữ có thai có thể thèm ăn linh tinh, một cách có ý thức hoặc tiềm thức để đáp ứng nhu cầu tình cảm. Nhiều chị thèm những thức ăn quê nhà để nhớ thời thơ ấu, phong tục, tôn giáo, văn hóa, đặc biệt là khi họ ở xa “chùm khế ngọt”.

Để giảm bớt những khó chịu trong quá trình mang thai

- Ăn ít và ăn thường xuyên sau mỗi 2 giờ. Đói thường kèm theo cảm giác buồn nôn và ăn sẽ làm dịu biểu hiện khó chịu đó.

- Ăn bánh quy giòn, uống một cốc nước mát, ăn một ít quả khô trước khi bước chân xuống giường vào mỗi sáng.

- Tập luyện thường xuyên: đi bộ sẽ hỗ trợ cho tiêu hóa và ngăn chặn sự buồn nôn.

- Ăn ít chất béo, ăn nhạt: các loại cơm, khoai tây, mì ít dầu mỡ, bánh quy, ngũ cốc luộc, hấp. Hạn chế ăn các loại rau xào. Ăn các loại quả mềm (đặc biệt là chuối), trứng luộc, các món súp.

- Nhấm nháp gừng: uống nước gừng hay trà gừng (đun sôi vài lát gừng với nước rồi pha với mật ong) hoặc ăn mứt gừng.

- Bạc hà: ngửi hương bạc hà cũng giúp giảm buồn nôn.

- Vitamin B: một liều vitamin B6 bổ sung mỗi ngày cũng sẽ giúp giảm ốm nghén.

- Luôn rửa tay trước khi nấu, ăn uống, sau khi sờ vào thịt sống, đất cát.

- Chỉ ăn thịt đã nấu kỹ, tránh ăn thịt tái, xúc xích nướng.

Tránh các yếu tố kích thích:

- Mùi “nặng”: nên mở cửa sổ thường xuyên hoặc dùng quạt hút mùi khi nấu nướng để loại bỏ các mùi thức ăn.

- Thực phẩm béo ngậy: chúng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu hóa.

- Thực phẩm cay nóng.

- Rượu hay thuốc lá.

- Căng thẳng: đây cũng được coi là yếu tố “chọc tức” ốm nghén. Vì vậy, cố gắng nghỉ ngơi thường xuyên. Nên ngủ trưa. Sự yên tĩnh cũng sẽ giúp giảm buồn nôn.

- Tránh chơi với mèo và tiếp xúc với phân mèo, vì trong ruột mèo có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Người chồng nên làm gì?

Những ông bố tương lai nên ủng hộ và thông cảm với các bà bầu.

Những công việc như: nấu ăn, cho đứa lớn ăn hay chăm sóc vật nuôi, không được ngủ trưa, đi chợ, cọ phòng tắm… đều có thể làm tình trạng ốm nghén của thai phụ thêm nặng nề. Vì vậy, hãy giúp đỡ vợ để giảm thiểu những mệt mỏi. Luôn khuyến khích vợ nghỉ ngơi.

BS. THU HƯƠNG

source

http://suckhoedoisong.vn/20091209053244470p45c51/khac-phuc-chung-om-nghen-o-phu-nu-mang-thai.htm

Giải pháp nào để tránh béo phì sau khi sinh?


Thứ tư, 13/1/2010, 15:11 (GMT+7)

Trong những năm gần đây, đời sống xã hội đã nâng lên một bước, cho nên việc chăm sóc cho mẹ tròn con vuông, sinh con được khỏe mạnh, thông minh đã được các bậc cha mẹ chú trọng nhiều dễ dẫn đến việc lạm dụng bồi dưỡng, vì vậy việc tăng cân rồi thành béo phì sau sinh đã trở thành phổ biến.

Ảnh hưởng của béo phì đến thai phụ

Bên cạnh sự tăng cân do thai, nước ối, nhau và dây rốn, cơ thể thai phụ còn tích lũy thêm ít nhất từ 3 - 5kg dự trữ năng lượng dưới dạng tế bào mỡ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khuyên các sản phụ nên tăng cân cần thiết cho phát triển bình thường của thai nhi chiếm trọng lượng từ 10 - 12kg, trong đó nên phân bố vào mỗi 3 tháng của thai kỳ, với 3 tháng đầu nên tăng cân ít khoảng 1 - 2kg hoặc có thể không tăng, với 3 tháng giữa nên tăng 4 - 5kg, với 3 tháng cuối có thể tăng 5 - 6kg; nếu vào 6 tháng cuối của thai kỳ mà tăng ít khoảng 1kg thì cần được khám thai định kỳ, vì rất có thể thai nhi có vấn đề về sức khỏe.

Tập thể dục phù hợp sau khi sinh khoảng 1 tháng.
Ngoài cách tính phỏng đoán tăng cân trong thai kỳ như trên, theo các nhà khoa học cũng khuyên nên dựa vào chỉ số khối cơ thể (viết tắt BMI) là phương pháp thông dụng, được tính như sau:

BMI = W(kg) : (D)2. Trong đó W là cân nặng cơ thể tính bằng kg và D là chiều cao được tính bằng mét; nếu BMI <> 29 thì chỉ nên tăng trên 6kg trong thai kỳ. Qua thống kê, các nhà khoa học cũng thấy rằng, chiều cao của phụ nữ Việt Nam đa số là dưới 1,60m, nên việc tăng cân từ 10 - 15kg trong quá trình mang thai là một chỉ số lý tưởng, nếu để tăng trên 16kg trong thai kỳ, thì sẽ có nguy cơ duy trì số cân này và bắt đầu kích thích chứng béo phì khó kiểm soát.

Tuy nhiên, do còn những suy nghĩ lạc hậu cho là ăn càng nhiều càng tốt cho em bé, nên vẫn còn xuất hiện nhiều người tăng cân quá mức, khiến cơ thể không tương xứng với cân nặng, nguy cơ tai biến sản khoa cũng cao hơn, tình trạng béo phì sau sinh tất yếu sẽ xảy ra, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và giảm khả năng tình dục. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, nguy hiểm hơn là gây ra nhiều chứng bệnh, làm giảm tuổi thọ, béo phì còn liên quan nhiều đến nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, giảm khả năng lao động và nhất là giảm sức bền

trong lao động, chức năng sinh sản cũng gặp nhiều khó khăn, hay mắc phải các bệnh mỡ cao trong máu, gan nhiễm mỡ và các bệnh nội tiết khác như đái tháo đường.

Những giải pháp tránh béo phì sau sinh

Trước hết, sản phụ phải biết tự cân đối một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mình hàng ngày, bằng cách giảm bớt năng lượng nạp vào cơ thể, đặc biệt là chất béo từ mỡ động vật. Tuy nhiên, giải pháp chỉ nên thực hiện sau sinh từ tháng thứ 6 trở đi, vì trước đó sản phụ cần có nhiều năng lượng đủ để có sữa cho bé bú, tránh ăn kiêng quá mức vì khi ăn kiêng, cơ thể sẽ không có đủ sữa cho bé và chất lượng sữa cũng giảm theo. Cần có một chế độ thực đơn đủ chất dinh dưỡng như: chế độ ăn có nhiều rau tươi và hoa quả để có nhiều vitamin và muối khoáng; có nhiều tinh bột từ cơm, ngũ cốc, bánh mì, đậu; có nhiều chất đạm có từ động vật như: cá, tôm, cua, bò, gà, thịt heo...

Cần uống đủ nước trong ngày, ít nhất là 2 lít trong 24 giờ và uống bất kỳ thời điểm nào khi cảm thấy khát, tránh uống trà quá đậm đặc, cà phê, rượu bia hay thuốc lá vì các chất kích thích sẽ được bài tiết qua sữa và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Sau khi đã ngừng cho con bú mẹ, có thể bắt đầu chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hơn hoặc có thể dùng thêm các chế phẩm giảm cân nếu muốn. Cần duy trì vận động hàng ngày, ngay cả trước và sau sinh, tập luyện vừa sức vì tập luyện trong thời kỳ mang thai không chỉ giúp cơ thể dẻo dai lúc sinh mà còn làm cho quá trình trao đổi chất giữa mẹ và con được tốt hơn, tăng sức đề kháng của cơ thể mẹ. Các bài tập bắt đầu từ cường độ nhẹ với thời gian ngắn rồi mới tăng dần đến vừa sức, nhất là một năm đầu sau sinh. Nếu tập quá sức hoặc quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đi bộ là cách làm đơn giản, hiệu quả và đang được rất nhiều sản phụ ưa chuộng. Ở tuần lễ đầu sau sinh, sản phụ nên đi lại nhẹ nhàng, sau đó có thể di chuyển gần như bình thường và sau một tháng sản phụ có thể bắt đầu tập luyện với các môn thể thao phù hợp, với giai đoạn này tốt nhất là đi bộ, tập yoga, tập trên các máy tập đa năng… Tập với thời gian ngắn từ 10 - 20 phút, sau đó tăng dần từ 45 phút đến 1 giờ mỗi ngày. Sau sinh 2 - 3 tháng có thể vận động nặng. Với những sản phụ sinh mổ, vẫn nên bắt đầu tập luyện từ 1 tháng sau sinh nhưng rất nhẹ nhàng bằng các bài thể dục tay không, đi bộ tăng dần, chú trọng tập mà vết mổ thấy không đau hoặc đau ở mức độ vừa phải là được.

Ngoài giải pháp bằng chế độ dinh dưỡng thật tốt, duy trì chế độ vận động thường xuyên và hợp lý, thì bên cạnh đó sản phụ cũng cần tạo cho mình có một cuộc sống vui vẻ, tinh thần thoải mái, tránh tối đa những xung đột, những stress trong cuộc sống, stress trong công việc; nghỉ ngơi một cách khoa học và hợp lý, tạo thói quen theo dõi cân nặng mỗi tuần một lần.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

source

http://suckhoedoisong.vn/20100113030824672p45c51/giai-phap-nao-de-tranh-beo-phi-sau-khi-sinh.htm

Cách chăm sóc phụ nữ sau khi sinh


Thứ tư, 27/1/2010, 14:7 (GMT+7)

6 giờ đầu sau đẻ thời gian dễ có biến chứng chảy máu nên sản phụ cần được cán bộ y tế chăm sóc, theo dõi. Thời gian này, sản phụ nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, uống nước hoa quả để bổ sung vitamin, chất khoáng.

Thời gian cần thiết để cơ quan sinh sản hồi phục về cấu trúc và chức năng là 45 ngày. Sau đẻ 4-6 tháng, sức khỏe người mẹ mới coi là ổn định để có thể làm việc như trước. Muốn được như vậy, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vệ sinh sau đẻ, nghỉ ngơi, vận động và ăn uống. Khi đã hết nguy cơ chảy máu, sản phụ có thể vận động nhẹ nhàng giúp cho sự lưu thông sản dịch được dễ dàng, tránh ứ đọng, gây nhiễm khuẩn cơ quan sinh sản, tránh biến chứng viêm tắc tĩnh mạch sâu.

Nhu cầu về ăn uống: Tổng số calo cần bảo đảm khi cho con bú là 2.300-2.500 calo cho các bà mẹ sinh một con; 2.600-3.000 calo nếu sinh đôi. Vẫn nên tiếp tục ăn uống có chất lượng như khi đang có thai, đa dạng và cân đối. Chế độ ăn cân đối để phục hồi sức khỏe và giúp cho quá trình tạo sữa được tốt. Ăn bao nhiêu là đủ phụ thuộc vào sự ngon miệng, do đó nên ăn theo khẩu vị. Những loại thực phẩm sau đây có giá trị dinh dưỡng: thịt, hạt (đậu đỗ), các loại rau xanh, hoa quả (hoặc nước vắt chứ không phải nước hoa quả đóng chai), cơm, bánh mỳ, sữa, trứng, pho mai.

Chế độ ăn cũng cần đảm bảo đủ vi chất như sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin E và folic acid. Kẽm có trong thịt, trứng và ngũ cốc. Magiê có trong ngũ cốc, đậu đỗ, quả hạch. Vitamin E có trong mầm lúa mỳ, quả hạch, ngũ cốc và nhiều loại dầu. Thịt, trứng, bánh mỳ, ngũ cốc và mầm lúa mạch đều chứa nhiều chất sắt. Nhu cầu canxi khi cho con bú là 1,250mg (tương đương với khoảng một lít sữa tách bơ hay sữa đậu nành).

Cung cấp đủ lượng dịch: gồm nước và các loại dịch khác (nước vắt hoa quả, cháo loãng, sữa không kem...). Lượng dịch tổng thể từ 2-2,5 lít/ngày. Nếu các bà mẹ thấy nước tiểu của mình sẫm màu, cần tăng thêm lượng dịch uống.

Vận động: Tránh vận động nhiều, ít nhất là 6 tuần lễ sau đẻ. Trước khi vận động, nên làm cho hai bầu vú hết sữa vì vận động mạnh hai cánh tay có thể làm dòng sữa tiết ra. Tránh vận động thể thao nặng trong 2 tháng đầu sau đẻ vì dễ có nguy cơ gây chấn thương cho khớp. Bơi có lợi vì khớp, vú và sàn chậu được nước nâng đỡ.

Vệ sinh: Sau 3 ngày kể từ khi đẻ, sản dịch chỉ còn màu hồng, sau 10 ngày chỉ còn dịch vàng. Chỉ cần rửa ngoài bằng nước và xà phòng, không rửa sâu vào âm đạo. Ngày rửa 2 lần là đủ, kể cả khi có vết khâu tầng sinh môn. Tắm ở nơi ấm áp, kín gió không chống chỉ định sau đẻ.

Sản phụ không nên uống cà phê.
Nên kiêng những gì?

- Không có căn cứ khoa học nào để kiêng tôm, cua, cá - những thứ có nhiều vi chất (kẽm, iod, canxi...), chỉ tránh khi gây dị ứng hay rối loạn tiêu hóa cho người ăn.

- Tránh hay hạn chế cà phê: vì nhiều quá làm cho trẻ quấy nhiễu.

- Rượu và đồ uống có độ cồn: nếu dùng đồ uống có độ cồn thì nên cho bú trước đã, sau khi uống rượu cũng cần phải đợi 1-2 giờ mới cho bú lại.

- Tránh hút thuốc lá: chất nicotin và các sản phẩm giáng hóa của nó có thể đi vào sữa và có thể làm cho trẻ tăng nhịp tim, quấy khóc, nôn và tiêu chảy, còn ảnh hưởng đến sự thèm ăn và ngon miệng của mẹ. Hút thuốc lá chủ động hay bị động (ngửi khói thuốc lá) có thể tăng nguy cơ trẻ bị hội chứng đột tử và tăng nhiễm khuẩn đường hô hấp và tai, dù trẻ được nuôi dưỡng bằng cách nào. Thuốc lá còn có thể ảnh hưởng đến sự xuống sữa (phản xạ tiết sữa) và có thể giảm lượng sữa.

- Tránh một số gia vị gây kích thích và tiết qua sữa: hành, tỏi, ớt, hồ tiêu.

- Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 45 ngày sau đẻ. Sau thời gian đó, có thể sinh hoạt khi cả hai vợ chồng đều cảm thấy cần thiết.

Những dấu hiệu cần thông báo ngay cho bác sĩ?

Có nhiều vấn đề cần thông báo cho thầy thuốc, kể từ nhẹ đến nghiêm trọng:

- Đau vùng tầng sinh môn: có thể kéo dài 1-2 tháng.

- Bí đái hay không kìm giữ được nước tiểu: thường được chữa trị bằng châm cứu.

- Đau vùng thắt lưng, đau các cơ bụng kéo dài: gây hạn chế vận động.

- Rối nhiễu xúc cảm và tâm trí sau đẻ: thể hiện bằng trạng thái buồn tủi sau đẻ. Hay gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng, thường hồi phục sau 3 tuần. Trầm cảm sau đẻ kéo dài hơn.

- Sốt kéo dài sau đẻ: có thể do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.

- Nhiễm khuẩn sinh dục sau đẻ: sốt kéo dài sau đẻ, do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.

- Sản giật sau đẻ: có thể xảy ra vài giờ sau đẻ nhưng cũng có khi muộn, nhiều ngày sau đẻ. Những dấu hiệu cần cảnh giác cũng vẫn là mỏi mệt, nhức đầu, phù hai chi dưới kéo dài, huyết áp cao trên 140/90, đái ít dưới 500ml/24 giờ, protein trong nước tiểu vẫn cao trên 0,5/l, vì thế sau đẻ vẫn cần theo dõi chặt chẽ. Cũng có khi sản giật sau đẻ xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Biến chứng đáng lo ngại nhất là xuất huyết não, tổn thương thận gây bệnh thận mạn tính.

- Sưng nề chi dưới, đau, da lạnh, tím tái. Thường do huyết khối tĩnh mạch sâu ở cẳng chân: vận động sớm là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

- Khó thở, đau ngực, tím tái: cần khẩn cấp đưa đến bệnh viện.

BS. Đào Xuân

source

http://suckhoedoisong.vn/20100125033839956p45c51/cach-cham-soc-phu-nu-sau-khi-sinh.htm