Sunday, 14 March 2010

Nỗi lo từ những tiêu chuẩn ... lạc điệu



Thứ tư, 23 Tháng hai 2005, 12:54 GMT+7

- Đa số các TCVN không được đối tác quốc tế công nhận khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trước các hàng rào kỹ thuật trong giao dịch thương mại.

Noi lo tu nhung tieu chuan lac dieu
Dệt may đang gặp nhiều khó khăn khi có tới 40% tiêu chuẩn đã lạc hậu.

Ngành nông nghiệp, thực phẩm vốn là lĩnh vực luôn gặp phải những đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng khi xuất khẩu. Thế nhưng, khảo sát sơ bộ mới đây của Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam cho thấy: có đến 48% tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) liên quan đến thực phẩm đã bị lạc hậu so với trình độ quốc tế.

Sự lạc hậu về trình độ và không hài hoà với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành khiến cho đa số các tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá Việt Nam thường không được đối tác quốc tế công nhận.

Cà phê là một ví dụ điển hình. Trong suốt những năm qua, ngành cà phê luôn gặp những khó khăn khi xuất khẩu do phía nước ngoài không công nhận TCVN. Ông Đoàn Triệu Nhạn - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam đã rất tự tin khi nói rằng ngành cà phê là một ngành có trách nhiệm với khách hàng, với phần lớn sản phẩm hướng tới xuất khẩu nên đã xây dựng cho mình 27 TCVN, bao trùm hầu hết các lĩnh vực chất lượng cà phê. Trong đó có những tiêu chuẩn tự xây dựng và có nhiều tiêu chuẩn chấp nhận theo quốc tế. Nhưng trong giao dịch mua bán, các đối tác vẫn không công nhận và sử dụng các TCVN mà thường dùng lối thoả thuận chất lượng theo tiêu chí mà họ đề ra. Mặc dù Hiệp hội đã nhiều lần đề nghị các đối tác áp dụng TCVN trong giao dịch nhưng vẫn chưa được chấp nhận. Thực tế này đẩy doanh nghiệp vào thế bị động. Và theo ông Nhạn, đây thực sự là một khó khăn về kỹ thuật đối với doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Tình trạng này còn là nỗi lo chung ở nhiều ngành, thậm chí là những ngành được xem là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Thông tin từ Vụ Khoa học - công nghệ, Bộ Công nghiệp cho biết: đến nay, toàn ngành dệt may vẫn còn khoảng 40% các tiêu chuẩn xây dựng từ trước năm 1990 đã lạc hậu so với mặt bằng chung của thế giới, cần sớm được soát xét và loại bỏ để hài hoà với các tiêu chuẩn thế giới đã được công nhận. Điều này càng trở nên cấp bách khi tốc độ phát triển dệt may Việt Nam ở mức khá cao (14%/năm) và sức ép rào cản kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu ngày càng tăng lên.

Theo các chuyên gia thuộc Trung tâm Tiêu chuẩn chất luợng Việt Nam, từ hàng chục năm trước, nước ta xây dựng nhiều hệ thống tiêu chuẩn ở cấp độ quốc gia, cấp độ ngành thuộc nhiều lĩnh vực. Điều đáng nói là, các tiêu chuẩn được ban hành từ trước năm 1990, trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu mà chủ yếu là Liên Xô, nhưng do trình độ sản xuất của ta lúc đó còn thấp nên đa số tiêu chuẩn đều có trình độ ở mức trung bình.

Đến nay, sau 20-30 năm rất nhiều tiêu chuẩn đó vẫn tồn tại trong danh mục TCVN mặc dù thực tế sản xuất và yêu cầu thị trường đã thay đổi rất nhiều. Trong khi đó, thông thường mỗi tiêu chuẩn sau 5-6 năm áp dụng phải được soát xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tế sản xuất. Và như vậy, hệ thống TCVN trở nên lạc hậu, so với yêu cầu sản xuất và quản lý trong nước, chưa hài hoà và không được các đối tác công nhận là hậu quả tất yếu của một giai đoạn dài chúng ta thiếu quan tâm đến vấn đề xây hệ thống tiêu chuẩn chất lượng.

Trong 2-3 năm gần đây, tình hình đã có nhiều thay đổi, các ngành đã rất quan tâm đến việc xây dựng các TCVN theo hướng tham khảo hoặc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng tốc độ vẫn còn chậm do những khó khăn về kinh phí, sự thiếu đồng bộ về văn bản pháp lý của các Bộ, ngành.

Lo ngại trước thực tế này, các chuyên gia đã cảnh báo: Với tốc độ làm như hiện nay chúng ta sẽ mất từ 20-30 năm nữa mới có thể soát xét xong các tiêu chuẩn đã lạc hậu. Đó là chưa kể yêu cầu xây dựng các tiêu chuẩn mới, cập nhật các tiêu chuẩn đang sử dụng theo yêu cầu 5 năm một lần.

Trước yêu cầu của việc quản lý sản xuất, tiêu dùng và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, rất nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc phải tổ chức soát xét lại toàn bộ hệ thống TCVN bằng một chương trình riêng nhằm nâng cao trình độ các TCVN, đảm bảo hài hoà với các tiêu chuẩn quốc tế.

  • Nguyên Phong

Việt Báo (Theo_VietNamNet)
source
http://vietbao.vn/Kinh-te/Noi-lo-tu-nhung-tieu-chuan-lac-dieu/20380822/87/
Tình hình xây dựng và soát xét các tiêu chuẩn trong lĩnh vực xi măng và bê tông giai đoạn 2004-2009

LTS: Tạp chí Người Xây dựng nhận được bài “Những thiếu sót trong các tiêu chuẩn về xi măng Portland” của Tác giả Phạm Văn Đại ở TP. Hồ Chí Minh. Để đảm bảo tính khách quan đối với bài báo, chúng tôi đã đề nghị Viện Vật liệu Xây dựng nghiên cứu và viết bài giải đáp về tiêu chuẩn xi măng và các sản phẩm xi măng để cung cấp đầy đủ thông tin với bạn đọc Tạp chí Người Xây dựng và tác giả bài báo. Dưới đây là bài viết của Ths. Lưu Thị Hồng Viện Vật liệu Xây dựng về vấn đề này.

Tóm tắt

Xi măng và bê tông là vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại vật liệu xây dựng. Trong giai đoạn từ 2000 đến 2020 tốc độ phát triển của ngành công nghiệp xi măng và bê tông rất lớn. Cùng với sự tăng trưởng về sản lượng, các sản phẩm xi măng và bê tông ngày càng đa dạng, yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao. Mặt khác, do sự hội nhập của nước ta với thế giới ngày càng sâu, rộng nên việc soát xét và ban hành các tiêu chuẩn tương xứng với sự phát triển của ngành, đáp ứng nhu cầu hội nhập ngày càng trở nên cấp thiết. Trước đây, ở nước ta, việc xây dựng tiêu chuẩn xi măng và bê tông chủ yếu theo hệ thống tiêu chuẩn của Liên Xô. Từ năm 1990 đến nay, đặc biệt là giai đoạn gần đây, các tiêu chuẩn của Việt Nam được xây dựng mới và soát xét, ban hành theo xu hướng phù hợp với hệ thông tiêu chuẩn ISO (Internetional Organization for Standardization) và ASTM (American Society for Testing and Materials). Trong giai đoạn 2004 – 2009 Viện Vật liệu Xây dựng đã được Bộ Xây dựng giao xây dựng mới và soát xét nhiều tiêu chuẩn về xi măng và bê tông theo hướng hội nhập. Bài viết này trình bày những vấn đề cơ bản của công tác soát xét và xây dựng tiêu chuẩn của Viện Vật liệu Xây dựng đối với sản phẩm xi măng và bê tông trong giai đoạn vừa nêu.

1. Các tiêu chuẩn trong lĩnh vực xi măng

1.1 Các tiêu chuẩn hiện hành và những bất cập

1.1.1 Các tiêu chuẩn cho xi măng ban hành trước 2004 bao gồm:

1/ Tiêu chuẩn thuật ngữ và định nghĩa TCVN 5438 – 1991

2/ Tiêu chuẩn xi măng và phân loại TCVN5439- 1991

3/ Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng TCVN 2682: 1999 – Yêu cầu kỹ thuật

4/ Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng TCVN 6260: 1997 – Yêu cầu kỹ thuật

5/Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng bền sun phát TCVN 6067: 1995– Yêu cầu kỹ thuật

6/ Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng ít toả nhiệt TCVN 6069:1995– Yêu cầu kỹ thuật

7/Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng trắng TCVN 5691:2000– Yêu cầu kỹ thuật

8/Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng puzolan TCVN 4033:1995– Yêu cầu kỹ thuật

9/ Tiêu chuẩn xỉ lò cao dùng trong sản xuất xi măng TCVN 4315:1995 – Yêu cầu kỹ thuật.

10/ Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng xỉ TCVN 4316: 1995 – Yêu cầu kỹ thuật

11/ Xi măng poóc lăng đùng để sản xuất tấm sóng amiăng xi măng TCXD 167: 1989 – Yêu cầu kỹ thuật

12/ Thạch cao dùng để sản xuất xi măng TCXD 168: 1989 – Yêu cầu kỹ thuật

13/ Đá bazan dùng làm phụ gia cho xi măng TCXD 208: 1998 – Yêu cầu kỹ thuật

14/ Quy phạm sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng TCXD 65: 1989.

15/ Tiêu chuẩn xi măng – phương pháp phân tích hóa học TCVN141:1998

16/ Tiêu chuẩn Cát tiêu chuẩn để thử xi măng TCVN 139:1991

17/ Tiêu chuẩn cát ISO để xác định cường độ của xi măng TCVN 6227:1996.

18/ Tiêu chuẩn xi măng phương pháp xác định độ mịn TCVN 4030:2001

19/ Tiêu chuẩn xi măng phương pháp xác định độ bền TCVN 6016:1995

20/ Tiêu chuẩn xi măng phương pháp xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích TCVN 6017:1995.

21/ Tiêu chuẩn xi măng phương pháp xác định độ nở sulphát TCVN 6068: 1995

22/ Tiêu chuẩn xi măng phương pháp xác định nhiệt thuỷ hoá TCVN 6070: 1995

23/ Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng hỗn hợp – Phương pháp xác định hàm lượng phụ gia khoáng TCXDVN 308: 2003

24/ Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng – Phương pháp phân tích hoá học TCVN 141:1998

25/ Tiêu chuẩn clanhke xi măng poóc lăng thương phẩm TCVN 7024:2002

1.1.2 Những bất cập của hệ thống tiêu chuẩn xi măng ban hành trước năm 2004.

Tiêu chuẩn ban hành trước năm 2004 có nhiều bất cập:

- Bất cập thứ nhất: Về số lượng và mức của các tiêu chuẩn mang nội dung thiếu, thừa, không phù hợp với thực tế.

Ví dụ 1: Tiêu chuẩn TCVN 6067:1995 quy định xi măng bền sunphát cao có hàm lượng khoáng C3A <> 0,04% nhưng cường độ hầu như không bị suy giảm trong môi trường sunphát.

Ví dụ 2: Tương tự xi măng poóc lăng bền sulphát, trên thị trường xây dựng xuất hiện xi măng poóc lăng ít toả nhiệt có sử dụng phụ gia. Tiêu chuẩn TCVN 6069:1995 quy định xi măng toả nhiệt trung bình có tổng hàm lượng C3S + C3A < style="">

- Bất cập thứ hai: Về phương pháp thử:

Một vài phương pháp thử không còn phù hợp với các chủng loại xi măng có tính năng giống nhau, nhưng được chế tạo theo các phương pháp khác nhau.

Ví dụ 1: Phương pháp xác định nhiệt thuỷ hoá trong xi măng poóc lăng theo tiêu chuẩn TCVN 6070:1995 chỉ xác định được nhiệt thuỷ hoá cho xi măng poóc lăng không pha phụ gia. Đối với xi măng poóc lăng có phụ gia, đặc biệt là xi măng sử dụng phụ gia xỉ lò cao thì phương pháp xác định nhiệt thuỷ hoá theo tiêu chuẩn TCVN 6070:1995 không chính xác, sai số lớn.

Ví dụ 2: Phương pháp phân tích thành phần hoá học của xi măng poóc lăng theo tiêu chuẩn TCVN 141:1998, nếu hàm lượng ôxit Al2O3 và Fe2O3 được xác định bằng phương pháp chuẩn độ liên tiếp luôn xảy ra hiện tượng lẫn mầu và đòi hỏi người cán bộ phân tích phải có tay nghề và kinh nghiệm.

- Bất cập thứ ba: Bất cập do thiếu các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử. Do đa dạng hoá chủng loại xi măng, và phụ gia khoáng sử dụng trong công nghiệp xi măng. Trước kia hàm lượng phụ gia pha vào xi măng với tỷ lệ thấp thì nay có thể lên tới tối đa 70% (xi măng - xỉ). Sự phát triển của các chủng loại xi măng này đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật cho nó.

Ví dụ 1: Trước kia xỉ lò cao sử dụng làm phụ gia trong sản xuất xi măng theo tiêu chuẩn TCVN 4015:1995 chỉ đơn thuần quy định thành phần hoá học. Thực tế cho thấy, xỉ lò cao được hoạt hoá hoặc không hoạt hóa đều có thành phần hoá học tương tự nhau. Nhưng hoạt tính của chúng đối với quá trình thuỷ hoá của xi măng khác nhau. Do vậy, cần có chỉ tiêu quy định chất lượng cho xỉ lò cao.

Ví dụ 2: Tiêu chuẩn TCVN 6068:1995 không thể sử dụng để đánh giá xi măng poóc lăng hỗn hợp có bền sun phát hay không. Vì xi măng poóc lăng hỗn hợp đã sử dụng lượng phụ gia làm thay đổi thành phần của xi măng. Để xác định xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát cần xây dựng phương pháp thử mới.

Có rất nhiều bất cập trong hệ thống tiêu chuẩn cũ không thể trích dẫn hết được trong nội dung của bài viết này.

1.2 Thực hiện soát xét và xây dựng mới các tiêu chuẩn xi măng trong giai đoạn 2004 – 2009.

Đứng trước những bất cập của các tiêu chuẩn được ban hành trước năm 2004, Bộ Xây dựng đã giao cho Viện Vật liệu Xây dựng sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các tiêu chuẩn trong giai đoạn 2004 - 2009.

1.2.1 Sửa đổi các tiêu chuẩn đã ban hành.

Để hội nhập với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ xung tiêu chuẩn của nước ta được định hướng theo hệ thống tiêu chuẩn ISO và tiêu chuẩn ASTM của Mỹ. Trong giai đoạn này đã có 11 tiêu chuẩn được sửa đổi, bổ sung gồm các tiêu chuẩn sau đây:

1/ Tiêu chuẩn thuật ngữ và định nghĩa TCVN 5438 – 2004.

2/ Tiêu chuẩn xi măng và phân loại TCVN 5439- 2004.

3/ Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng TCVN 2682: 2008 – Yêu cầu kỹ thuật

4/ Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng TCVN 6260: 2008 – Yêu cầu kỹ thuật

5/Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng bền sun phát TCVN 6067: 2004– Yêu cầu kỹ thuật

6/ Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng ít toả nhiệt TCVN 6069:2007– Yêu cầu kỹ thuật

7/ Tiêu chuẩn xỉ lò cao dùng trong sản xuất xi măng TCVN 4315:2007 – Yêu cầu kỹ thuật.

8/ Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng xỉ TCVN 4316: 2007 – Yêu cầu kỹ thuật

9/ Tiêu chuẩn xi măng – phương pháp phân tích hóa học TCVN141:2008

10/ Tiêu chuẩn xi măng phương pháp xác định độ nở sulphát TCVN 6068: 2004

11/ Tiêu chuẩn xi măng phương pháp xác định nhiệt thuỷ hoá TCVN 6070: 2005.

Nội dung của các tiêu chuẩn trên đã được bổ sung và sửa đổi so với tiêu chuẩn cũ. Các tiêu chuẩn này đã khắc phục được các bất cập nêu trong mục 1.1.2 trên đây.

Ví dụ 1: Tiêu chuẩn xỉ lò cao dùng trong sản xuất xi măng TCVN 4315:2007 – Yêu cầu kỹ thuật được bổ sung ngoài quy định thành phần hoá học, được quy định thêm chỉ số hoạt tính cường độ.

Ví dụ 2: Tiêu chuẩn xi măng phương pháp xác định nhiệt thuỷ hoá TCVN 6070: 2005 bổ sung thêm phần xác định nhiệt thuỷ hoá của mẫu xi măng có pha phụ gia có hàm lượng mất khi nung không xác định được bằng phương pháp thông thường.

Bên cạnh các tiêu chuẩn cũ được sửa đổi, bổ sung thì 1 số các tiêu chuẩn mới cũng được ban hành

1.2.2 Biên soạn các tiêu chuẩn mới.

Nhờ đạt trình độ khoa học kỹ thuật cao, chất lượng xi măng hiện nay tiến xa so với xi măng cách đây 20 và 30 năm. Cường độ xi măng, độ mịn đã không còn là mối lo ngại cho công nghệ sản xuất xi măng. Xi măng trước kia chỉ đơn thuần là clanhke xi măng nghiền mịn với thạch cao, thì xi măng ngày nay là hỗn hợp của các cấu tử gồm: clanke xi măng poóc lăng, thạch cao, phụ gia khoáng, phụ gia trợ nghiền,....Chính thành phần phức hợp đó của xi măng làm cho tính chất của chúng một phần nào đó không còn phù hợp hoặc thiếu các yêu cầu kỹ thuật cho các chủng loại xi măng này. Để kiểm soát được chất lượng sản phẩm xi măng sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu, cần có tiêu chuẩn về phương pháp thử và yêu cầu kỹ thuật nên Bộ Xây dựng đã giao biên soạn các tiêu chuẩn mới được ban hành trong giai đoạn 2004 -2009.

1/ Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sunphát – TCVN 7711:2007.

2/ Tiêu chuẩn phương pháp xác định sự thay đổi chiều dài của thanh vữa trong dung dịch sulphát TCVN 7713 - 2007

3/ Tiêu chuẩn xi măng poóc lăng hỗn hợp ít toả nhiệt TCVN 7712: 2007

4/ Tiêu chuẩn xi măng alumin TCVN 7569: 2007.

5/ Tiêu chuẩn xi măng xây trát TCXDVN 324: 2004

6/ Tiêu chuẩn hoạt độ phóng xạ tự nhiên của vật liệu xây dựng - Mức an toàn trong sử dụng và phương pháp thử TCXDVN 397:2007.

Năm 2009 sẽ có thêm các tiêu chuẩn mới được biên soạn đó là:

1/ Quy chuẩn sử dụng xi măng

2/ Hướng dẫn sử dụng xi măng trong các công trình xây dựng

3/ Tiêu chuẩn phương pháp xác định độ nở autoclave

4/ Tiêu chuẩn xi măng nở - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

5/ Tiêu chuẩn phụ gia công nghệ để sản xuất xi măng

Nội dung các tiêu chuẩn mới nêu trên được biên soạn theo hệ thống tiêu chuẩn ASTM và ISO.

Ví dụ: Tiêu chuẩn TCVN 7711:2007 và TCVN 7712:2007 được biên soạn theo nội dung của tiêu chuẩn ASTM C1157 nhưng các mức quy định trong tiêu chuẩn phù hợp với thực tế vật liệu và phương pháp thử theo ISO.

Tiêu chuẩn TCVN 7713:2007 được biên soạn hoàn toàn theo tiêu chuẩn ASTM C1012.

2. Các tiêu chuẩn trong lĩnh vực bê tông.

Hệ thống tiêu chuẩn cho lĩnh vực bê tông của nước ta được nhiều cơ quan biên soạn. Từ những năm 1975 tiêu chuẩn trong lĩnh vực bê tông chủ yếu do Viện Khoa học Xây dựng biên soạn.

Trong bài viết này tóm tắt các tiêu chuẩn lĩnh vực bê tông do Viện Vật liệu Xây dựng biên soạn và sửa đổi. Bộ Xây dựng giao cho Viện Vật liệu Xây dựng biên soạn tiêu chuẩn:

1/ TCVN 3121:2003 Vữa xây dựng- Phương pháp thử

2/ TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật

3/TCXDVN 316: 2004 và TCXDVN 317:2004 - Block bê tông nhẹ yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

4/ TCXDVN 337:2005 vữa và bê tông chịu axit.

5/ TCXD 395: 2007 Phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn

Các tiêu chuẩn này đã có hiệu lực cho đến nay, đóng góp vai trò quan trọng trong việc sử dụng và quản lý chất lượng chủng loại vữa và bê tông này.

Trong những năm tới, các chủng loại vữa, bê tông mới ra đời thì việc xây dựng tiêu chuẩn phù hợp để sử dụng và quản lý nó là rất cần thiết.

3. Kết luận

Hệ thống tiêu chuẩn hoá về xi măng và bê tông của nước ta hằng năm được hoàn thiện, bổ sung nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế. Các tiêu chuẩn về xi măng và bê tông đều được xem xét sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp với các nhu cầu và tiến bộ của khoa học. Đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn mới về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử phù hợp nhất để kiểm soát xi măng và bê tông trên thị trường đồng thời định hướng cho nhà sản xuất.

Các tiêu chuẩn xi măng và bê tông những năm tới vẫn được định hướng theo hệ thống tiêu chuẩn ISO và ASTM là chính.

(Ths. Lưu Thị Hồng)
source
http://www.tonghoixaydungvn.org/default.aspx?Tab=142&Tinso=2599
****************************************************

Các tiêu chuẩn sử dụng để thiết kế nhà cao tầng hiện nay

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện nay dựa khá nhiều vào tiêu chuẩn SNIP của Nga. Một số tiêu chuẩn chưa có thì được sử dụng kết hợp với các tiêu chuẩn nước ngoài. Hiện nay, một số tiêu chuẩn dùng để thiết kế nhà cao tầng ở Việt Nam bao gồm:

[sửa] 1. Nguyên tắc và nguyên lý thiết kế[1]:

  • TCXDVN 323:2004 - Nguyên tắc thiết kế nhà cao tầng

[sửa] 2. Xác định tải trọng:

  • TCXD 229:1999 - Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995
  • Uniform building code UBC 1997
  • SNIP-II-7-81 (1997)

[sửa] 3. Thiết kế cấu kiện:

....

[sửa] 4. Nền móng

[sửa] 5. Thi công

[sửa] Thi công bê tông

[sửa] Thi công cọc

sửa Các hạn chế

Các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng cho rằng,công trình cao tầng ở Việt Nam phát triển chậm hơn các nước khác trên thế giới tới vài chục năm, cả trong hình thức, kết cấu chịu lực cũng như VLXD.[6]

Mặc dù Nhà nước đã ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và hướng dẫn trong thiết kế, thi công, phòng tránh hoả hoạn, sét, các trường hợp xảy ra sự cố đột ngột...trong xây dựng nhà cao tầng. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này phần lớn lại giới hạn chiều cao nhà đến khoảng 40 tầng, tương ứng 120 m chiều cao. Những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng trên thế giới cũng đang được ứng dụng mạnh mẽ vào Việt Nam, nhưng do sự không tương đồng của điều kiện khí hậu, thời tiết, địa chất công trình cũng như nhiều yếu tố khác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới nên đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp riêng phù hợp với điều kiện của mình. [6]

Một điều các tiêu chuẩn của Việt Nam không theo thông lệ với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế là trong tiêu chuẩn qui định cả "cái gì" và "làm như thế nào" , trong khi thế giới chỉ qui định là "cái gì", còn "làm như thế nào" in nghiêng (khuyến khích áp dụng) có thể bằng cách này hay cách khác. Nếu như kỹ sư không biết cách hay hơn thì cứ sử dụng theo cách người ta kiến nghị (in nghiêng) trong tiêu chuẩn. Ở Việt Nam các TCVN, TCXD cũng đang chuyển dần theo cách này.

Đến nay vẫn còn một số tiêu chuẩn vẫn chưa được cập nhật ví dụ như TCVN 2737:1995, trong khi ở các nước khác cứ 2-4 năm họ lại cập nhật tiêu chuẩn một lần. Một trong những nguyên nhân có lẽ là sự tranh cãi giữa hai phái trong các nhà làm tiêu chuẩn nước ta: một phái khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài đồng bộ, còn một phái đề xuất chắt lọc những thứ tinh hoa nhất của các nước để trộn lại thành một tiêu chuẩn "made in VN". Ví dụ gần đây có một số chuyên gia dự định biên soạn lại TC kết cấu BTCT bằng cách chắp vá một chút của Trung Quốc, 1 chút BS, một chút LX cũ (không phải TC Nga mới), một chút EUROCODE, nhưng dự án này đã bị bác.

Hơn nữa, hệ thống tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nhà cao tầng của VN vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, các cơ quan nghiên cứu và bản thân doanh nghiệp đang phải tiếp tục tập hợp để trình Bộ Xây Dựng ban hành trong thời gian tới [7][8].

Hệ thống các tiêu chuẩn mới sẽ phải bao gồm cả tiêu chuẩn thiết kế nhà ở chung cư cao tầng, các tiêu chí đánh giá chất lượng, tiêu chuẩn xây dựng và phòng cháy, hệ thống thu gom rác thải và tiêu chuẩn về môi trường cho nhà cao tầng.

Ngoài ra, do có xu hướng tiết kiệm chi phí nên nhiều nhà thầu không tổ chức bộ phận kiểm tra chất lượng riêng mà chuyển nhiệm vụ cho các đội công trình và kỹ sư hiện trường khiến kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng rất hạn chế [9][8]

sửa Sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam

Theo Luật vê Tiêu chuẩn ban hành 2006 thì các Tiêu chuẩn đều mang tính tham khảo.

Với những công trình có yếu tố nước ngoài hoặc có quy mô và vốn đầu tư lớn, chủ đầu có thể sử dụng thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn Mỹ (hoặc Anh) từ A dến Z. Một số tiêu chuẩn thường được sử dụng là Mỹ(ACI, ASD, LRFD, UBC, API...) Anh(BS5950, BS8110...), Úc, Canada... Điều này cũng dễ hiểu vì việc chọn tiêu chuẩn nào áp dụng cho công trình nào là thuộc quyền quyết định của chủ đầu tư (qua tham khảo công ty tư vấn ). Hiện nay Bộ Xây dựng VN (MoC) cho phép sử dụng 7 tiêu chuẩn của các nước tiên tiến - trong đó có Mỹ - trong việc tính toán thiết kế các công trình xây dựng tại Việt Nam.

Với một số công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư thường yêu cầu tính toán bằng TCVN (ở nước ngoài đa phần các công trình xây dựng không phải từ vốn ngân sách nhà nước do đo nhà nước (hay đại diện là bộ xây dựng) không có ảnh hưởng đến việc quyết định tiểu chuẩn xây dựng sẽ được dùng trong tính toán).

Thông trường trong trường hợp này các kỹ sư đành phải "đông tây y kết hợp" do vấn đề là tiêu chuẩn XDVN chưa được cập nhật kịp thời. Trong hoàn cảnh hiện nay, giải pháp này là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chuẩn nào tính toán phải xem xét tới sự đồng bộ của nó với các tiêu chuẩn khác. Mọi việc áp dụng khập khiẽng đều không nên vì đó là việc này không đơn giản do tiêu nhiều chuẩn của chúng ta còn chưa đồng bộ.

Cách giải quyết cho mỗi dự án cụ thể đã được chấp nhập là Chủ Dự án phê duyêt Khung Tiêu chuẩn pháp lý của dự án. Như vậy sẽ không có tình trạng mâu thuẫn nữa trong dự án đó. Chỉ đáng lo là do trình độ của Chủ Đầu tư không đủ, phải thuê ông Tư vấn thì Ông này lại cũng có thiếu sót về kiến thức thực tế và thông tin thị trường. Cũng có thể xảy ra tinh huống là các Tiêu chuẩn đã được duyệt trong Khung Tiêu chuẩn pháp lý của dự án mà lại có chỗ không đồng bộ với nhau.

Điều này sẽ thay đổi trong thời gian tới. Sắp tới sau hơn 20 năm biên tập. Bộ tiêu chuẩn của châu Âu (eurocodes ) (trong đó có EC2(concrete), EC3(structural steel), EC4(composite) - tiêu chuẩn thiết kế cho kết cấu bê tông, thép,và vật liệu composite) sẽ được chính thức áp dụng rộng rãi (trước kia là những đã có, nhưng chua đc hoàn thiện). Bộ tiêu chuẩn này được đánh giá là đầy đủ và được khá nhiều nước sử dụng. Trong tương lai khả năng bộ tiêu chuẩn này sẽ được áp dụng ở Việt Nam theo chủ trương của Bộ Xây Dựng. Chúng ta có lẽ không nên tự biên soạn lấy vì việc xây dựng một bộ tiêu chuẩn mất rát nhiều nghiên cứu và thực nghiệm, vậy tốt nhất nên áp dụng nhưng có kể đến một số điều kiện của Việt Nam, thế còn hơn là tự đầu tư xây dựng cho riêng mình.

sửa Áp dụng nhiều tiêu chuẩn thiết kế kết hợp

Với tình hình tiêu chuẩn trong nước phần nào không bắt kịp yêu cầu phát triển và sự "xâm nhập" của nhiều hệ thống tiêu chuẩn ngoại tiên tiến (Bộ xây dựng cũng khuyến khích dùng các tiêu chuẩn tiến tiến), thì vấn đề chuyển đổi các yếu tố giữa các tiêu chuẩn được đặt ra là tất yếu.

Việc áp dụng tiêu chuẩn không đơn thuần là áp dụng các công thức và con số vào trong tính toán. Các lý thuyết tính đều dựa trên những giả thiết và hạn chế nhất định. Do đo khi áp dụng tiêu chuẩn cũng phải biết được hạn chế đó. Lấy ví dụ đơn giản đó là vật liệu sử dụng.

Bất kỳ tiêu chuẩn nào cũng có nói về những loại vật liệu nào được sử dụng với tiêu chuẩn này. Điều này rất quan trọng vì những vật liệu không theo tiêu chuẩn sẽ làm việc áp dụng các công thức trong tiêu chuẩn trở nên vô nghĩa. Cường độ của vật liệu không phải là điều quan trong nhất khi thiết kế kết cấu. Chúng ta đã khá quen thuộc với việc thiết kế kết cấu vói các điều kiện về cường độ, độ bền, ổn định rồi võng và biến dạng. Tuy nhiên đối với các loại kết cấu có điều kiện làm việc đặc biệt thì các yếu tố khác như độ ăn mòn, tính dẻo, tính mỏi...phải tính đến. Thêm vào đó dung sai của các cấu kiện cũng là điều quan trọng, và nó cũng khác nhau đối với mỗi tiêu chuẩn.

Khi áp dụng nhiều tiêu chuẩn thiết kế cần phải chuyển đổi giữa các tiêu chuẩn sao cho phù hợp

Thăm dò (bạn cần đăng nhập để bỏ phiếu)

Theo bạn có nên dùng nhiều tiêu chuẩn thiết kế kết hợp không ?
12
3

The poll was created at 08:04 on ngày 19 tháng 7 năm 2009, and so far 15 people voted.

sửa Xem thêm

sửa Tham khảo

  1. Xem thêm Tiêu chuẩn chung về thiết kế
  2. 2,0 2,1 Tập hợp các tiêu chuẩn Xây dựng#5. Tiêu chuẩn Thiết kế nhà ở và các công trình công cộng
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 Xem thêm Tiêu chuẩn chung về thiết kế
  4. 4,0 4,1 Xem thêm Tiêu chuẩn Thiết kế bê tông cốt thép
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 5,5 5,6 Xem thêm Tiêu chuẩn Bê tông và cấu kiện bê tông
  6. 6,0 6,1 Cần các giải pháp mới trong xây dựng nhà cao tầng tại www.baoxaydung.vn
  7. Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Liên - tại hội thảo "Chất lượng và công nghệ xây dựng nhà cao tầng" vào 22/05/2003
  8. 8,0 8,1 Thiếu tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng nhà cao tầng tại vietbao.vn
  9. Nguyễn Mạnh Hà, đại diện Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà - tại hội thảo "Chất lượng và công nghệ xây dựng nhà cao tầng" vào 22/05/2003

sửa Liên kết ngoài



source

http://vi.ketcau.wikia.com/wiki/Ti%C3%AAu_chu%E1%BA%A9n_thi%E1%BA%BFt_k%E1%BA%BF_v%C3%A0_x%C3%A2y_d%E1%BB%B1ng_nh%C3%A0_cao_t%E1%BA%A7ng


No comments:

Post a Comment