Tuesday, 15 March 2011

Trẻ sơ sinh có thể bị bịnh nặng nếu nuốt mật ong


Trẻ sơ sinh có thể bị bịnh nặng nếu nuốt mật ong
Cập nhật lúc 8:09:02 PM - 11/03/2011
Hỏi: Có phải là trẻ sơ sinh ăn mật ong có thể bị bệnh? Tại sao?

Trả lời: Trẻ em dưới 12 tháng không nên ăn mật ong, vì có thể mắc bệnh “botulism”. Mật ong có thể chứa những hạt mầm của vi trùng Clostridium botulinum. Nơi người lớn và trẻ lớn, những hạt mầm này vô hại. Nhưng nếu trẻ dưới 12 tháng ăn vào, chúng có thể gây ra bệnh botulism của trẻ sơ sinh. Người Việt mình hay dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, cũng có thể khiến các em mắc bệnh. Nguyên nhân chưa được biết rõ tại sao chỉ trẻ sơ sinh mới mắc bệnh. Bệnh này ảnh hưởng đến hệ thần kinh của em nhỏ và có thể gây ra cái chết. Những triệu chứng gồm có:
- Bón kéo dài.
- Tay, chân, cổ mềm oặt.
- Tiếng khóc yếu ớt vì bắp thịt bị yếu đi.
- Nút sữa rất yếu, không ăn được.
- Trông rất mệt, uể oải buồn ngủ.
Hạt mầm vi trùng Clostridium botulina cũng có thể tìm thấy trong đồ ăn nấu chưa chín, corn syrup, maple syrup. Em bé ăn phải những thứ trên cũng có thể bị bệnh.

* Khi em bé bịnh: nên gọi bác sĩ lúc nào?
- Khác với người lớn có thể diễn tả cái đau, cái khó chịu của mình, các em bé không có khả năng đó. Các em chỉ biết khóc, quấy lè nhè. Do đó, đôi khi cha mẹ khó phân biệt được những triệu chứng bệnh nhẹ hay nặng. Bài dưới đây cho biết khi nào nên gọi bác sĩ và khi nào nên gọi cấp cứu 911.
Nên gọi bác sĩ khi:
- Em bé bỏ nhiều bữa hay ăn rất ít.
- Không chơi vui như bình thường, nhất là có vẻ lừ đừ mê mệt, khó đánh thức dậy. - - Cũng nên gọi nếu em bé quấy khóc khác hẳn bình thường.
- Màu da thay đổi. Nếu da em bé có màu vàng hay em có màu xanh tím quanh môi và móng tay móng chân, nên gọi ngay.
- Rún hay bộ phận sinh dục đau, sưng đỏ, chảy máu.
- Sốt. Sốt nhẹ thì không cần phải gọi bác sĩ. Tuy nhiên, nên gọi nếu em bé nhỏ hơn 2 tháng và nhiệt độ lấy ở hậu môn cao hơn 100,4 độ F, hoặc em bé lớn hơn có nhiệt độ lấy ở nách và tai cao hơn 102 độ F.
- Tiêu chảy. Trẻ bú mẹ thường có phân hơi lỏng hơn trẻ bú bình. Nếu phân em bé chảy nước nhiều và em đi nhiều hơn 6, 7 lần một ngày, là em đã bị tiêu chảy.
- Ói. Lâu lâu em bé ụa sữa thì là bình thường. Nên gọi bác sĩ khi em bé ói nhiều và ói sau mỗi bữa ăn.
- Bị khô nước. Em bé có thể bị khô nước trong người, nếu em bị tiêu chảy hay ói nhiều và không bú được. Gọi bác sĩ khi em bé không đi tiểu quá 6 tiếng, hoặc khi thóp trên đầu của em có vẻ bị hõm xuống. Nếu em bé khóc nhiều mà không có nước mắt cũng nên gọi bác sĩ.
- Bón. Nếu em bé thình lình khóc to trong khi đi cầu, đi ra phân có máu hoặc giống như jelly, hay không đi cầu trong nhiều ngày, cần gọi bác sĩ.
- Cảm. Nếu em bé bị cảm không thở hay ăn được, bi ho nhiều có đàm màu xanh, nên gọi bác sĩ.
- Đau tai. Gọi bác sĩ nếu em bé khóc và kéo tai của em, có vẻ không nghe tiếng động lớn hay có mủ chảy ra từ tai.
- Nổi mẩn đỏ. Nếu em bé thình lình bị nổi mẩn đỏ, nên gọi bác sĩ, nhất là nếu em có bị sốt kèm theo
- Mắt đỏ, ra ghèn. Nếu mắt em bé bị sưng, đỏ, ra ghèn nhiều, cần gọi bác sĩ
- Bị thương. Càng lớn, em bé càng di động nhiều và dễ bị tai nạn. Nếu em bị vết cắt, phỏng, bầm tím... và bạn không biết phải làm gì, nên liên lạc với bác sĩ.
Nói chung, khi nào bạn cảm thấy hoang mang cần hỏi bác sĩ, nên gọi.
Trường hợp khẩn cấp
Có những trường hợp khẩn cấp thực sự, không thể chờ bác sĩ trả lời, bạn phải gọi cấp cứu ngay. Đó là những trường hợp sau:
- Chảy máu nhiều, bạn không làm ngừng được.
- Em bé ăn nhầm thuốc.
- Em bé bị giật kinh.
- Em bị khó thở, thở thoi thóp, khò khè.
- Bị chấn thương đầu nặng.
- Thình lình mê man hay không cử động được.
- Mắc nghẹn.
- Nằm im lìm, không trả lời.
Khi gọi bác sĩ hay cấp cứu, nên chuẩn bị trả lời những câu hỏi về bệnh của em, thường là những câu hỏi sau:
- Những triệu chứng của em. Tại sao bạn gọi?
- Bệnh sử của em: bắt đầu bịnh từ lúc nào, có bị dị ứng gì không, có chích ngừa đầy đủ không, có bệnh kinh niên không, có ai trong nhà bị bệnh không, em bé có bị thương không...
- Rất nhiều những câu hỏi khác về tình trạng ăn uống, thuốc men của em, nhiệt độ...
Tất cả những câu hỏi này giúp bác sĩ hoặc các nhân viên y tế định bệnh em bé hầu cứu chữa đúng mức và kịp thời.

Khi nào gọi là bón?

Hỏi: Em bé 2 tháng mà 3 ngày không đi cầu thì có bình thường không?

Trả lời: Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi mà không đi cầu trong 3 ngày thì là không bình thường. Em bị bón. Thông thường trẻ sơ sinh đi cầu khoảng 4 lần mỗi ngày. Trẻ bú sữa mẹ đi cầu nhiều lần hơn trẻ bú sữa bình. Số lần đi cầu mỗi ngày sẽ giảm dần, đến khi em 2 tuổi thì chỉ đi 2 lần mỗi ngày. Cách chữa bón nơi trẻ sơ sinh thay đổi tùy theo tuổi
- Dưới 2 tháng: Cần tham khảo bác sĩ của bé.
- 2 tới 4 tháng: Cho em uống từ 2 oz nước, mỗi ngày 2 lần. Nếu không đỡ, cho uống nước trái cây như nho, lê, táo, cherry hay mận ngày 2 lần.
- 4 tháng trở đi: Nếu em đã biết ăn thức ăn đặc, cho em ăn những thứ có nhiều chất sợi như peas, đậu beans, trái mơ, trái mận, đào, lê, mận khô hay rau spinach, ngày 2 lần.
Có thể bôi chất nhờn (lubricants) vào chỗ hậu môn, để phân ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không nên cho mineral oil, thuốc xổ hay thuốc bơm vào hậu môn trẻ sơ sinh.
Bón thường xảy ra trong thời gian chuyển tiếp từ bú mẹ qua bú bình, từ thức ăn xay nhuyễn tới thức ăn thường. Đôi khi, bón có thể do một bệnh của ruột hay tuyến giáp trạng. Nếu bón kéo dài, nên gọi bác sĩ.

Lời từ chối trách nhiệm (Disclaimer): Những bài viết trong mục “Sức Khỏe” chỉ nhằm mục đích chỉ dẫn tổng quát, không thể dùng thay thế sự chăm sóc của bác sĩ hay nhân viên y tế. Độc giả cần tham khảo thêm với bác sĩ của mình khi bị bệnh.
source
Vien Dong Daily

Wednesday, 9 March 2011

Quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường


Quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Mục đích

Ngăn chặn các hậu quả xấu về môi trường do sản xuất và dịch vụ gây ra

Thể loại Giấy cấp phép
Ngành nào cần 00

00 - Tất cả các ngành nghề kinh doanh

Dự án đầu tư trong nước, dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài, dự án đầu tư 100% nước ngoài và các hình thức đầu tư khác tại Việt Nam

Nơi nộp hồ sơ

Lệ phí và Thời hạn

Lệ phí: 300.000 đồng

Thời hạn: Quy định chưa rõ

Các hồ sơ cần khi đăng ký

Hồ sơ nộp để thẩm định gồm:

  1. Đơn xin thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
  2. 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nếu là dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài thì phải có thêm 01 bản bằng tiếng Anh.
  3. 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc giải trình kinh tế-kỹ thuật của dự án.
Trình tự thủ tục
  1. Cơ sở nộp hồ sơ xin giấy phép tới cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường .
  2. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường không quá 60 ngày kể từ khi Cơ quan Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, chậm nhất 5 ngày, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo cho Chủ dự án biết để điều chỉnh, bổ sung hồ sơ.
  3. Chậm nhất 10 ngày sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được chấp thuận, Cơ quan thẩm định có trách nhiệm cấp Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án.
Thời hạn trả lời hồ sơ 70 ngày
Cơ quan thanh, kiểm tra

Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường

Hình thức xử phạt vi phạm

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Xem Khoản 8 Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 18/5/20044 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).

Các văn bản luật liên quan
Thông tin bổ sung Các dự án phải lập và trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm các dự án có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, dễ gây ra sự cố môi trường, khó khống chế và khó xác định tiêu chuẩn môi trường. Danh mục các dự án này được liệt kê tại Phụ lục I - Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/08/1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư

Phần thông tin chi tiết về giấy phép chỉ đưa ra các hướng dẫn cơ bản. Bạn phải nghiên cứu văn bản quy phạm kèm theo hướng dẫn này và bạn trao đổi ý kiến với cơ quan có thẩm quyền quyết định bạn thực sự cần nộp để có được giấy phép và kiểm tra xem có thêm những quy định mới liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Chúng tôi không chịu trách nhiệm bất cứ trình tự lỗi hay sự loại bỏ.. Hãy xem phần Điều khoản và Điều kiện

source

http://www.business.gov.vn/LicenseDetail.aspx?id=1636

Monday, 7 March 2011

Công văn số 486/TCT-TNCN ngày 11/2/2011 của Tổng cục Thuế v/v Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2010



Công văn số 486/TCT-TNCN ngày 11/2/2011 của Tổng cục Thuế v/v Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2010


Thông tin chung

Số486/TCT-TNCN
Ngày ban hành11/02/2011Số ngày
Loại văn bảnCông vănNgày đăng công báo
Nơi ban hànhTổng cục ThuếSố công báo
Người kýPhạm Duy KhươngNgày hiệu lực11/02/2011
Số trangNgày hết hiệu lực
Đánh giá Trạng tháiCòn hiệu lực

File softcopy:


11320717.doc

File pháp lý:



Nội dung


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ

--------------------

Số: 486/TCT-TNCN


V/v: Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2010.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------------

Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 2011

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương


Qua việc thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2010, Tổng cục Thuế hướng dẫn rõ thêm một số nội dung liên quan đến thu nhập chịu thuế, cách xác định số thuế phải nộp, số thuế còn phải nộp hoặc nộp thừa, tờ khai quyết toán thuế phục vụ cho việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2010 như sau:

I. Đối tượng phải kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2010:

1. Các tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không có khấu trừ thuế, có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN và quyết toán thay thuế TNCN cho các cá nhân có uỷ quyền.

Đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp hoạt động do Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí, hàng tháng không phát sinh khấu trừ thuế thì tạm thời không phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2010.

2. Tổ chức trả thu nhập hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chấm dứt hoạt động thì trước khi chấm dứt hoạt động phải quyết toán số thuế TNCN đã khấu trừ và cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho người lao động để làm cơ sở cho người lao động thực hiện quyết toán thuế TNCN cuối năm.

Trường hợp khi hợp nhất hoặc sáp nhập, tổ chức hợp nhất hoặc sáp nhập chưa cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động mà tổ chức hợp nhất hoặc tổ chức nhận sáp nhập kế thừa toàn bộ nghĩa vụ tài chính, lao động của tổ chức hợp nhất hoặc sáp nhập thì tổ chức hợp nhất hoặc tổ chức nhận sáp nhập phải quyết toán số thuế đã khấu trừ (kể cả của tổ chức bị hợp nhất hoặc tổ chức bị sáp nhập) và quyết toán thay thuế TNCN cho người lao động của tổ chức hợp nhất hoặc tổ chức sáp nhập nếu uỷ quyền.

3. Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh phải khai quyết toán thuế TNCN trong các trường hợp:

+ Có số thuế phải nộp lớn hơn số thuế đã khấu trừ hoặc tạm nộp;

+ Có yêu cầu hoàn số thuế nộp thừa.

4. Cá nhân cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán đã đăng ký thuế với cơ quan thuế nộp thuế TNCN theo thuế suất 20% tính trên thu nhập phải quyết toán thuế trong trường hợp:

+ Có chứng từ, hoá đơn xác định được thu nhập tính thuế từ việc chuyển nhượng chứng khoán;

+ Số thuế phải nộp tính theo thuế suất 20% lớn hơn số thuế đã tạm khấu trừ theo thuế suất 0,1% trong năm;

+ Có yêu cầu hoàn số thuế nộp thừa.

5. Cá nhân cư trú là người nước ngoài khi kết thúc Hợp đồng làm việc tại Việt Nam trước khi xuất cảnh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế. Trường hợp, người nước ngoài trong năm dương lịch, là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì phải quyết toán thuế từ đầu năm dương lịch đến tháng rời khỏi Việt Nam và được trừ số thuế thu nhập cá nhân đã nộp tại nước ngoài theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân, trừ trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa hai nước có quy định khác.

II. Xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN:

1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà đối tượng nộp thuế nhận được trong năm 2010 theo hướng dẫn tại khoản 2 mục II phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008. Trường hợp thu nhập từ tiền lương, tiền công tháng 12/2009 được trả trong năm 2010 đã được tính vào thu nhập để xác định thu nhập chịu thuế của 6 tháng cuối năm 2009 để quyết toán thuế thì không phải kê khai vào thu nhập chịu thuế năm 2010 để quyết toán lại.

Ví dụ: Thu nhập từ tiền lương, tiền công tháng 12/2009 của Ông A được trả trong năm 2010 thì được tính vào thu nhập chịu thuế năm 2010. Trường hợp thu nhập này ông A đã tính vào thu nhập để xác định thu nhập chịu thuế của 6 tháng cuối năm 2009 để quyết toán thuế TNCN thì không phải kê khai vào thu nhập chịu thuế năm 2010 để quyết toán lại.

2. Cá nhân là người nước ngoài đồng thời làm việc ở Việt Nam và ở nước ngoài có thu nhập được xác định là thu nhập toàn cầu (không tách riêng được phần thu nhập trả cho công việc làm tại Việt Nam) thì tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam được xác định như sau:

- Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam
=
Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam
x
Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)
+
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
Tổng số ngày làm việc trong năm (*)

(*) Tổng số ngày làm việc trong năm tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

- Đối với các trường hợp khác:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam
=
Số ngày có mặt ở Việt Nam
x
Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)
+
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
    365 ngày

Trong đó: thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động

3. Đối với thu nhập chuyển nhượng chứng khoán:

Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán (CK) trừ giá mua, các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.

Trong đó: giá mua đơn vị bình quân được xác định như sau:

Giá mua đơn vị bình quân
=
Trị giá thực tế CK tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế CK mua trong kỳ
Số lượng CK tồn đầu kỳ + Số lượng CK mua trong kỳ

III. Các khoản giảm trừ được tính khi quyết toán thuế như sau:

Việc xác định các khoản giảm trừ gia cảnh thực hiện theo hướng dẫn tại Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính; Điều 2, Điều 3 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính; Điều 04 Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính. Trường hợp khi quyết toán thuế cá nhân mới nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thì không được tính giảm trừ gia cảnh.

Cá nhân được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng và thay đổi người phụ thuộc (không phân biệt ngày có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc thay đổi người phụ thuộc là ngày đầu tháng hay cuối tháng). Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng đến Việt Nam đến tháng rời khỏi Việt Nam.

Ví dụ: Ông A có con sinh ngày 27/7/2010 thì ông A được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng 7/2010 với mức tiền được tính giảm trừ gia cảnh là 1,6 triệu đồng/tháng.

Ví dụ: Ông A là cá nhân nước ngoài đến Việt Nam ngày 27/1/2010 và rời Việt Nam ngày 05/10/2010 thì ông A được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 1/2010 đến tháng 10/2010.

IV. Xác định số thuế phải nộp:

1. Số thuế TNCN phải nộp đối với tiền lương, tiền công được xác định như sau:

- Xác định thu nhập tính thuế bình quân tháng bằng (=) tổng thu nhập tính thuế cả năm 2010 chia (:) cho 12 tháng;

- Xác định số thuế TNCN phải nộp từng tháng bằng (=) thu nhập tính thuế bình quân tháng và mức thuế suất thuế TNCN luỹ tiến tương ứng từng phần thu nhập tính thuế;

- Xác định được số thuế TNCN phải nộp của cả năm 2010 bằng (=) số thuế TNCN phải nộp từng tháng nhân (x) với 12 tháng;

- Xác định số thuế còn phải nộp hay nộp thừa bằng (=) số thuế TNCN phải nộp của cả năm 2010 trừ (-) số thuế đã khấu trừ (nếu có).

Ví dụ: Sau khi giảm trừ gia cảnh cho bản thân 48 triệu đồng và 2 người phụ thuộc 38,4 triệu đồng (1,6 triệu đồng × 2 người × 12 tháng), bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế 20 triệu đồng. Ngoài ra, không có các khoản giảm trừ gia cảnh khác. Thu nhập tính thuế của ông A trong năm 2010 là 240 triệu:

Trong đó: tháng 1: 25triệu (trong đó thu nhập từ tiền lương, tiền công và tiền thưởng năm 2009 trả trong tháng 01/2010 là 15 triệu); tháng 2 nghỉ việc không có thu nhập; tháng 3 đến tháng 9: 15 triệu/tháng; tháng 10 nghỉ việc không có thu nhập, tháng 11, tháng 12: 55 triệu/tháng. Thuế TNCN của ông A được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế bình quân tháng là:

240 triệu đồng : 12 tháng = 20 triệu đồng/1tháng

Thuế thu nhập cá nhân 1 tháng là:

20% × 20 triệu đồng - 1,65 = 2,35 triệu đồng

Thuế thu nhập cá nhân năm 2010 là:

2,35 triệu × 12 = 28,2 triệu đồng

2. Xác định số thuế TNCN phải nộp đối với người nước ngoài là đối tượng cư trú Việt Nam trong năm 2010 như sau:

- Xác định thu nhập tính thuế bình quân tháng bằng (=) tổng thu nhập tính thuế tính từ đầu năm đến tháng rời khỏi Việt Nam chia (:) cho số tháng tính từ đầu năm đến thời điểm rời khỏi Việt Nam;

- Xác định số thuế TNCN phải nộp từng tháng bằng (=) thu nhập tính thuế bình quân tháng và mức thuế suất thuế TNCN luỹ tiến tương ứng từng phần thu nhập tính thuế;

- Xác định được số thuế TNCN phải nộp bằng (=) số thuế TNCN phải nộp từng tháng nhân (x) với số tháng tính từ đầu năm đến thời điểm rời khỏi Việt Nam;

- Xác định số thuế còn phải nộp hay nộp thừa bằng (=) số thuế TNCN phải nộp trừ (-) số thuế đã khấu trừ (nếu có).

Ví dụ:

Trong năm 2010, Ông A là người nước ngoài đến Việt Nam ngày 28/3 và rời Việt Nam ngày 31/10, tháng 01 và 02, ông A có thu nhập chịu thuế TNCN là 500 triệu đồng và Ông A đã nộp thuế TNCN tại nước ngoài đối với thu nhập này 150 triệu đồng. Từ tháng 03 đến hết tháng 10, ông A có thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam là 700 triệu. Ông A được giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 4triệu đồng/1 tháng; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp là: 20triệu đồng. Ngoài ra, không có các khoản giảm trừ khác (Quốc gia nơi Ông A mang quốc tịch đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam). Trong trường hợp này, số thuế TNCN phải nộp ở Việt Nam được xác định như sau:

+ Tổng số tháng tính thuế TNCN tại Việt Nam: 10 tháng.

+ Tổng thu nhập tính thuế:

700 triệu + 500 triệu - 40 triệu - 20 triệu = 1140 triệu đồng

+ Thu nhập tính thuế bình quân tháng:

1140 triệu đồng : 10 tháng = 114 triệu đồng

+ Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp mỗi tháng (theo pháp luật về thuế của Việt Nam) là:

35% × 114 triệu đồng – 9,85 triệu đồng =30,05 triệu đồng

+ Số thuế ông A phải nộp bình quân tháng theo pháp luật về thuế của Việt Nam là:

30,05 triệu đồng × 10 tháng = 300,5 triệu đồng

+ Số thuế được trừ tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài theo tỷ lệ phân bổ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế là:

(500 triệu đồng/1200 triệu đồng) × 300,5 triệu đồng = 125,21 triệu đồng

Do số tiền ông A đã nộp thuế TNCN ở nước ngoài là 150 triệu đồng lớn hơn ( >) 125,21 triệu đồng nên số tiền Ông A được tính trừ do đã nộp thuế TNCN ở nước ngoài là 125,21 triệu đồng.

+ Số thuế TNCN ông A còn phải nộp tại Việt Nam là:

300,5 triệu đồng – 125,21 triệu đồng = 175,29 triệu đồng.

3. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:

a. Số thuế phải nộp bằng (=) thu nhập tính thuế nhân (x) thuế suất 20%.

b. Xác định số thuế còn phải nộp hoặc nộp thừa bằng (=) số thuế phải nộp trong năm trừ (-) số thuế đã nộp.

V. Thủ tục kê khai quyết toán thuế TNCN:

1. Về kê khai quyết toán thuế của tổ chức chi trả thu nhập:

1.1. Hồ sơ khai quyết toán thuế:

a. Hồ sơ khai quyết toán thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công:

- Tờ khai quyết toán thuế TNCN theo mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTC ngày 05/02/2010 của Bộ Tài chính và các bảng kê chi tiết ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:

+ Bảng kê thu nhập từ tiền lương, tiền công trả cho cá nhân có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên theo mẫu số 05A/BK-TNCN, không phân biệt thu nhập đã đến mức phải nộp thuế hay chưa phải nộp thuế.

+ Bảng kê thu nhập từ tiền lương, tiền công trả cho cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc có ký hợp đồng ít hơn 3 tháng theo mẫu số 05B/BK-TNCN.

b. Hồ sơ khai quyết toán thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng cho cá nhân và trả thu nhập từ kinh doanh cho cá nhân không cư trú gồm tờ khai quyết toán thuế TNCN theo mẫu số 06/KK-TNCN và bảng kê chi tiết theo mẫu số 06B/BK-TNCN áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

c. Đối với các cơ sở giao đại lý bảo hiểm phải kê khai quyết toán số thuế TNCN đã khấu trừ của các đại lý bảo hiểm theo mẫu số 02/KK-BH và lập Bảng kê kèm theo mẫu số 02A/BK-BH ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

d. Đối với các cơ sở giao đại lý xổ số phải khai quyết toán số thuế TNCN đã khấu trừ của các đại lý xổ số theo mẫu số 02/KK-XS và lập Bảng kê kèm theo mẫu số 02A/BK-XS ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

e. Các Bảng kê chi tiết kèm theo Tờ khai quyết toán phải kê khai tất cả các cá nhân nhận thu nhập, không phân biệt đến mức khấu trừ thuế TNCN hay chưa.

1.2. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế:

- Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh: nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Trường hợp cơ quan thuế thực hiện uỷ nhiệm thu thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ cho tổ chức được uỷ nhiệm.

- Đối với các trường hợp khác.

+ Cơ quan Trung ương, cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế.

+ Cơ quan thuộc, trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan cấp huyện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế.

+ Cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài,... nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi cơ quan đóng trụ sở chính hoặc tổ chức được uỷ nhiệm thu.

1.3. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế: chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm 2010.

2. Kê khai quyết toán thuế đối với cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo kê khai:

2.1. Đối với cá nhân kinh doanh

- Cá nhân kinh doanh thực hiện khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09B/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTC, mẫu số 09C/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh) và các chứng từ chứng minh số thuế đã tạm nộp trong năm.

- Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm 2010.

2.2. Đối với nhóm cá nhân kinh doanh

- Cá nhân đứng tên đại diện cho nhóm cá nhân kinh doanh lập hồ sơ khai quyết toán theo mẫu số 08B/KK-TNCN (ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính) để xác định thu nhập chịu thuế chung của cả nhóm và thu nhập chịu thuế riêng của từng cá nhân trong nhóm kinh doanh.

- Mỗi cá nhân trong nhóm kinh doanh được nhận 01 bản chính của tờ khai quyết toán của nhóm và thực hiện khai quyết toán thuế của cá nhân. Hồ sơ khai quyết toán thuế đối với từng cá nhân trong nhóm kinh doanh gồm:

+ Tờ khai quyết toán thuế của nhóm cá nhân kinh doanh (theo mẫu số 08B/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính).

+ Tờ khai thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh).

+ Các chứng từ đã tạm nộp thuế TNCN trong kỳ.

- Nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm 2010.

2.3. Đối với các hộ kinh doanh có nhiều cửa hàng, cửa hiệu, trong đó có cửa hàng, cửa hiệu có mã số thuế 10 số và cửa hàng, cửa hiệu có mã số thuế 13 số khi quyết toán thuế phải tổng hợp vào tờ khai quyết toán thuế của cửa hàng, cửa hiệu có mã số thuế 10 số.

3. Kê khai quyết toán thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công:

3.1. Hồ sơ khai quyết toán thuế:

- Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09A/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh) ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính;

- Các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong kỳ, việc kê khai căn cứ các chứng từ khấu trừ thuế do đơn vị chi trả cấp;

- Trường hợp nhận thu nhập từ các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài phải có tài liệu chứng minh hoặc xác nhận về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài và kèm theo thư xác nhận thu nhập năm theo mẫu số 20/TXN-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính.

3.2. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế:

a. Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập.

b. Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng đã bị khấu trừ thuế 10% thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân đó cư trú.

c. Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên:

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập mà cá nhân có ký hợp đồng lao động trên 3 tháng và đăng ký giảm trừ gia cảnh cùng với các chứng từ khấu trừ thuế ở nơi khác;

- Nếu cá nhân đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một tổ chức trả thu nhập thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý đơn vị trả thu nhập đó;

- Nếu cá nhân chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở tổ chức trả thu nhập thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.

d. Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế hàng tháng thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân đang nộp hồ sơ khai thuế tháng.

Ví dụ: Ông X là Trưởng văn phòng đại diện cho một công ty nước ngoài tại Việt Nam và nhận thu nhập từ nước ngoài. Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 15/9/2010 ông X làm việc tại Hà Nội và khai thuế tháng tại Cục Thuế Hà Nội. Từ 01/10/2010 ông X chuyển đến làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh và khai thuế tháng tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2010 của ông X là Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh.

3.3. Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một tổ chức trả thu nhập thì có thể uỷ quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập. Cá nhân uỷ quyền quyết toán thông qua tổ chức trả thu nhập phải nộp cho tổ chức trả thu nhập các loại giấy tờ sau:

- Giấy uỷ quyền quyết toán thuế TNCN theo mẫu số 04-2/TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính;

- Các hoá đơn, chứng từ chứng minh các khoản được tính giảm trừ như: chứng từ thu tiền đóng từ thiện, nhân đạo, khuyến học; chứng từ thu tiền đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định (nếu cá nhân tự đóng); ....

Cá nhân đã được tổ chức trả thu nhập quyết toán thay thì không phải thực hiện các thủ tục quyết toán thuế TNCN theo hướng dẫn tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trường hợp cá nhân đã được tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không được uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế TNCN (trừ trường hợp đã thu hồi và huỷ chứng từ khấu trừ thuế TNCN đã cấp cho cá nhân).

4. Kê khai quyết toán thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công, vừa có thu nhập từ kinh doanh:

4.1. Hồ sơ quyết toán thuế bao gồm:

- Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN; Phụ lục theo mẫu số 09A/PL-TNCN; 09B/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, 09C/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh).

- Các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm.

4.2. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế

Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân có hoạt động kinh doanh. Trường hợp cá nhân có hoạt động kinh doanh ở nhiều nơi thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân đăng ký có đăng ký giảm trừ gia cảnh hoặc nơi cư trú.

5. Khai quyết toán thuế đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:

5.1. Hồ sơ quyết toán thuế

- Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 13/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính;

- Bảng kê chi tiết chứng khoán đã chuyển nhượng trong năm theo mẫu số 13A/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính;

- Các hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định chứng minh chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán;

- Các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ trong năm.

5.2. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán mà cá nhân đăng ký giao dịch hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú.

5.3. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

6. Kê khai quyết toán thuế đối với cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng phải tự khai thuế tại Việt Nam

Cá nhân nước ngoài (bao gồm cả cư trú, không cư trú và không hiện diện) nhận thu nhập tại nước ngoài nếu thuộc đối tượng phải khai thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam thì có thể trực tiếp kê khai thuế TNCN hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác khai tại cơ quan thuế nơi quản lý tổ chức, cá nhân được uỷ quyền. Cá nhân uỷ quyền phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ khai thuế và tổ chức, cá nhân nhận uỷ quyền phải chịu trách nhiệm nộp thuế vào ngân sách nhà nước, hoàn lại số thuế nộp thừa cho cá nhân uỷ quyền.

VI. Hoàn thuế:

1.Việc hoàn thuế TNCN chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế.

Đối với cá nhân đã uỷ quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

“Cá nhân có thu nhập tại một tổ chức, cá nhân, hàng tháng sau khi tổ chức, cá nhân chi trả khấu trừ tiền thuế đã cung cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không được nhận uỷ quyền quyết toán thay, mà cá nhân phải tự quyết toán với cơ quan thuế, nếu nhận uỷ quyền thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải làm thủ tục thu hồi chứng từ khấu trừ trước khi nhận giấy uỷ quyền.”

Việc bù trừ, hoàn thuế cho các cá nhân uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 4283/BTC-TCT ngày 08/4/2010 của Bộ Tài chính. Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân mà có số thuế nộp thừa, nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ hoàn thuế đồng thời với hồ sơ quyết toán thuế TNCN bao gồm:

- Công văn đề nghị hoàn thuế;

- Tờ khai quyết toán thuế TNCN theo mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTC ngày 05/02/2010 của Bộ Tài chính và các bảng kê chi tiết ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:

+ Bảng kê thu nhập từ tiền lương, tiền công trả cho cá nhân có ký hợp đồng lao động theo mẫu số 05A/BK-TNCN, không phân biệt thu nhập đã đến mức phải nộp thuế hay chưa phải nộp thuế.

+ Bảng kê thu nhập từ tiền lương, tiền công trả cho cá nhân không ký hợp đồng lao động theo mẫu số 05B/BK-TNCN.

- Bản sao chứng từ, biên lai nộp thuế TNCN.

2. Đối với cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công tự làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế đề nghị hoàn thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu “Tổng số thuế đề nghị hoàn” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN khi quyết toán thuế. Cơ quan thuế xem xét thực hiện hoàn, không xử lý bù trừ số thuế nộp thừa. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, để đảm bảo thời gian hoàn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế thì cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau và tạm thời không phải qua bộ phận xác định nợ thuế, bộ phận thẩm định quy định trong quy trình hoàn thuế.

3. Việc hoàn thuế cho các cá nhân kinh doanh được thực hiện Quy trình hoàn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1458/QĐ-TCT ngày 14/10/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

4. Đối với cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công, vừa có thu nhập từ cho thuê nhà thì cơ quan thuế xem xét thực hiện hoàn, không xử lý bù trừ số thuế nộp thừa.

5. Nơi nộp hồ sơ hoàn thuế: là nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế theo hướng dẫn tại Công văn này.

VII. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quyết toán thuế TNCN và phương thức nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2010:

Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 451/TCT-TNCN ngày 08/02/2010 về việc quyết toán thuế TNCN năm 2009. File dữ liệu sẽ được xử lý như sau:

+ Đối với các Cục Thuế đã triển khai ứng dụng Quản lý thuế TNCN (PIT): File dữ liệu nhận được từ trung tâm xử lý được đẩy tự động vào hệ thống PIT để hạch toán. Các mẫu tờ khai quyết toán chưa hỗ trợ nhận qua trang điện tử http://www.tncnonline.com.vn thì cơ quan thuế nhập vào hệ thống.

+ Đối với các Cục Thuế khác: Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 2766/TCT-CNTT ngày 27/07/2010 hướng dẫn xử lý hạch toán dữ liệu quyết toán thuế TNCN năm 2009, theo đó các Cục Thuế thực hiện kết xuất dữ liệu quyết toán thuế TNCN từ trung tâm xử lý ra file excel làm căn cứ để nhập vào hệ thống Quản lý thuế hiện hành. Các mẫu tờ khai quyết toán chưa hỗ trợ nhận qua trang điện tử http://www.tncnonline.com.vn thì cơ quan thuế nhập vào hệ thống.

Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế căn cứ vào quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luât Thuế Thu nhập cá nhân và nội dung hướng dẫn tại công văn này để triển khai tốt công tác quyết toán thuế TNCN trên địa bàn.

Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc, đề nghị các Cục Thuế phản ánh kịp thời về Tổng cục Thuế để có hướng dẫn xử lý kịp thời./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế(2b);
- Đại diện VPTCT tại TP HCM;
- Lưu VT, TNCN (3b)
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương
source
http://tanet.vn/eos.nsf/05b68ba53664b79a472576cd00281147/a9e408d0ad0e226a472578370029013e?OpenDocument

Saturday, 5 March 2011

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ - KHOA PHẪU THUẬT BỆNH VIỆN ĐA KHOA


TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ - KHOA PHẪU THUẬT BỆNH VIỆN ĐA KHOA
08 Tháng Sáu 2009 :: 4:17 CH :: 4727 Views :: Ứng dụng khoa học kỹ thuật

Tiêu chuẩn được áp dụng để lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế xây dựng cải tạo Khoa Phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung ương trong phạm vi cả nước.

TIÊU CHUẨN NGÀNH Y TẾ

52TCN – CTYT 38: 2005

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ - KHOA PHẪU THUẬT BỆNH VIỆN ĐA KHOA

1. PHẠM VI ÁP DỤNG

1.1. Tiêu chuẩn được áp dụng để lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế xây dựng cải tạo Khoa Phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung ương trong phạm vi cả nước.

1.2. Có thể vận dụng khi xây dựng Khoa phẫu thuật tại bệnh viện của các Bộ, ngành, bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện ngoài công lập được điều chỉnh theo từng quy mô cụ thể.

2. TIÊU CHUẨN TRÍCH DẪN

2.1. Bệnh viện đa khoa - Yêu cầu thiết kế TCVN - 4470:1995.

2.2. Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình công cộng - Yêu cầu thiết kế TCVN - 2622:1995.

2.3. Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Tiêu chuẩn thiết kế
TCXD - 29:1991.

2.4. Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng TCXD -16: 1986.

2.5. Danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh ban hành kèm theo Quyết định 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2.6. Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo quyết định 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. QUY ĐỊNH CHUNG

3.1. Khoa Phẫu thuật thuộc khối kỹ thuật nghiệp vụ, gồm hệ thống các phòng để thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật chữa bệnh.

3.2. Khoa Phẫu thuật gồm các không gian để thực hiện các chức năng nhiệm vụ:

- Thực hiện các kỹ thuật tiền phẫu thuật (thăm khám, hội chẩn, tiền mê…) đối với người bệnh cần phẫu thuật.

- Thực hiện các phẫu thuật chữa bệnh.

- Thực hiện các kỹ thuật sau mổ (giải mê, hồi tỉnh) và chuyển người bệnh tới các khoa khác để tiếp tục điều trị

- Bảo đảm an toàn phẫu thuật cho người bệnh

3.3. Phải có khu vực nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên môn về ngoại khoa.

3.4. Khoa Phẫu thuật được tổ chức theo quy mô số giường lưu (từ 55 - 65 giường/phòng mổ) số lượng phòng mổ quy định trong Bảng 1.

- Quy mô 1: Bệnh viện đa khoa quy mô: từ 250 đến 350 giường lưu.

- Quy mô 2: Bệnh viện đa khoa quy mô: từ 400 đến 500 giường lưu.

- Quy mô 3: Bệnh viện đa khoa quy mô: trên 550 giường lưu.

Bảng 1.

STT

Tên phòng mổ

Số lượng đơn vị phòng mổ

Quy mô 1
250 – 350 giường
Quy mô 2
400 – 500 giường
Quy mô 3
trên 550 giường

1.

Mổ tổng hợp

01

01

02

2.

Mổ hữu khuẩn

01

01

02

3.

Mổ chấn thương

01

01

01

4.

Mổ cấp cứu


01

01

5.

Mổ sản

01

01

01

6.

Mổ chuyên khoa


01

02

Cộng

04

06

09

3.5. Khoa Phẫu thuật được quy định thiết kế đạt tiêu chuẩn bền vững theo cấp độ của cơ sở y tế, phù hợp với tiêu chuẩn TCVN - 4470: 1995.

3.6. Khoa Phẫu thuật phải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, yêu cầu vô khuẩn cao nhất trong bệnh viện.

4. YÊU CẦU VỀ DÂY CHUYỀN HOẠT ĐỘNG

4.1. Sơ đồ dây chuyền công năng:

4.2. Dây chuyền hoạt động của Khoa Phẫu thuật phải đảm bảo yêu cầu sạch bẩn một chiều, riêng biệt và được phân chia cấp độ sạch theo ba khu vực:

4.2.1. Khu vực vô khuẩn: khu vực có yêu cầu về môi trường sạch vô khuẩn gồm:

- Các phòng mổ.

- Hành lang vô khuẩn.

- Kho cung cấp vật tư tiêu hao.

4.2.2. Khu vực sạch: khu vực có yêu cầu về môi trường sạch, vô khuẩn ở mức trung bình, là phần chuyển tiếp giữa khu vực vô khuẩn với khu vực phụ trợ gồm:

- Tiền mê.

- Hành lang sạch.

- Phòng khử khuẩn (lau rửa dụng cụ, thiết bị).

- Kỹ thuật hỗ trợ (Thiết bị chuyên dùng, chuẩn bị bó bột).

- Phòng nghỉ giữa ca mổ.

- Phòng ghi hồ sơ mổ.

4.2.3. Khu vực phụ trợ: gồm các bộ phận:

- Tiếp nhận bệnh nhân.

- Hồi tỉnh.

- Hành chính, giao ban đào tạo.

- Thay đồ nhân viên, Khu vệ sinh (tắm, rửa ,thay quần áo…).

- Phòng trưởng khoa.

- Phòng bác sỹ.

- Phòng y tá, hộ lý.

- Sảnh đón tiếp.

- Nơi đợi của người nhà.

5. YÊU CẦU VỀ VỊ TRÍ XÂY DỰNG

5.1. Sơ đồ vị trí khoa phẫu thuật trong bệnh viện đa khoa.

5.2. Đặt ở khu vực trung tâm bệnh viện, nơi có các điều kiện môi trường và hạ tầng kỹ thuật tốt nhất.

5.3. Gần khu chăm sóc tích cực, liên hệ thuận tiện với khu điều trị ngoại khoa và các khu xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.

5.4. Đặt tại vị trí cuối hành lang để dễ dàng kiểm soát được sự ra vào, không có giao thông qua lại.

5.5. Thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành các thiết bị; gần nguồn cung cấp dụng cụ, vật tư vô khuẩn và hệ thống kỹ thuật; điện, nước, điều hoà không khí, khí y tế.

6. YÊU CẦU VỀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

6.1. Kết cấu:

Kết cấu công trình của Khoa Phẫu thuật phải đảm bảo độ bền vững (sử dụng khung bê tông cốt thép hoặc khung kim loại).

6.2. Tổ chức không gian: giải pháp thiết kế tổ chức không gian trong Khoa Phẫu thuật phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Khu vực vô khuẩn, khu sạch và khu phụ trợ riêng biệt; dây chuyền hoạt động hợp lý sạch, bẩn một chiều, phải đảm bảo các yêu cầu về phòng sạch, vô khuẩn.

- Phù hợp với yêu cầu lắp đặt và vận hành các thiết bị quy định tại Danh mục trang thiết bị y tế được ban hành.

6.3. Các yêu cầu về kích thước không gian:

6.3.1. Các phòng chức năng:

- Chiều cao khu vô khuẩn, khu sạch (từ sàn tới trần) không thấp hơn 3,1m.

- Chiều cao khu phụ trợ (từ sàn tới trần) không thấp hơn 3,0m.

- Chiều cao tầng kỹ thuật (từ trần tới hạn dưới kết cấu dầm sàn) không nhỏ hơn 0,2m.

6.3.2. Cầu thang, đường dốc(nếu có):

- Chiều rộng bản thang (1 vế) không nhỏ hơn 1,8m.

- Chiều rộng chiếu nghỉ không nhỏ hơn 2,4m.

- Chiều cao giữa các chiếu nghỉ không thấp hơn 2,0m.

6.3.3. Thang máy:

- Kích thước buồng thang nhân viên không nhỏ hơn 1,1 x 1,4m.

- Kích thước buồng thang bệnh nhân không nhỏ hơn 1,1 x 2,3m.

6.3.4. Hành lang:

- Chiều rộng hành lang bên: không nhỏ hơn 2,1m.

- Chiều rộng hành lang bên có di chuyển giường đẩy: không nhỏ hơn 2,7m.

- Chiều rộng hành lang giữa: không nhỏ hơn 3,0m.

- Chiều cao của hành lang không thấp hơn 2,5m.

6.3.5. Cửa:

- Chiều rộng cửa đi một cánh: không nhỏ hơn 0,9m.

- Chiều rộng cửa đi hai cánh: không nhỏ hơn 1,2m.

- Chiều rộng cửa chính của phòng mổ: không nhỏ hơn 1,6m.

- Chiều cao không thấp hơn 2,1m.

6.4. Yêu cầu diện tích của các hạng mục công trình:

6.4.1. Khu vực vô khuẩn:

Diện tích sử dụng các phòng chức năng khu vô khuẩn được quy định trong bảng 2

Bảng 2.

STTT

Tên phòng
Diện tích/ Quy mô (m2)
Ghi chú
Quy mô 1
250-350giường
Quy mô 2
400-500giường
Quy mô 3
trên 550giường

1.

Mổ tổng hợp

36 x 1ph

36 x 1ph

36 x 2ph

Không nhỏ hơn

2.

Mổ hữu khuẩn

36 x 1ph

36 x 1ph

36 x 2ph

- nt -

3.

Mổ chấn thương

36 x 1ph

36 x 1ph

36 x 1ph

- nt -

4.

Mổ cấp cứu

36 x 1ph

36 x 1ph

- nt -

5.

Mổ sản


36 x 1ph

36 x 1ph

- nt -

6.

Mổ chuyên khoa

36 x 1ph

36 x 1ph

36 x 2ph

- nt -

7.

Rửa tay vô khuẩn

18

36

42

Kết hợp hành lang VT

8.

Cung cấp vật tư tiêu hao

18

36

42


9.

Hàng lang vô khuẩn

18

36

42

Kết hơp cung cấp vật tư tiêu hao

Tổng cộng

4 phòng

6 phòng

9 phòng


Cộng diện tích

198

288

450


6.4.2. Khu vực sạch:

Diện tích sử dụng các phòng chức năng khu sạch được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3.

STT

Tên phòng
Diện tích/Quy mô (m2)
Ghi chú
Quy mô 1
250 -350 giường
Quy mô 2
400 -500 giường
Quy mô 3
trên 550 giường

1.

P.Tiền mê (lấy bằng 50% số phòng mổ)

18

27

45

Tối thiểu 9 m2/g có thể kết hợp với hàng lang sạch

2.

Hành lang sạch

24

36

48

Không nhỏ hơn

3.

P. nghỉ giữa ca mổ

18

24

24

Có vệ sinh liền phòng

4.

P. ghi hồ sơ mổ

9

9

12

Có thể kết hợp với hành lang sạch

5.

Phòng khử khuẩn

12

24

36

Không nhỏ hơn

6.

Phòng đồ thải

12

18

24

- nt -

7.

Kho thiết bị

18

24

36

- nt -

Tổng cộng

111

162

235


6.4.3. Khu vực phụ trợ:

Diện tích sử dụng phòng chức năng khu phụ trợ được quy định trong Bảng 4

Bảng 4.

STT

Tên phòng
Diện tích/ Quy mô (m2)
Ghi chú
Quy mô 1
250 -350 giường
Quy mô 2
400 -500 giường
Quy mô 3
trên 550 giường

1.

Tiếp nhận B/N

24

36

48

Không nhỏ hơn

2.

Hồi tỉnh(lấy bằng 50% số phòng mổ)

24

36

60

Tối thiểu 12 m2/g

3.

Hành chính, trực

12

18

24

- nt -

4.

Hội chẩn, đào tạo

24

36

48

- nt -

5.

Thay quần áo, WC

18 x 2ph

24 x 2ph

36 x 2ph


6.

Trưởng khoa

12

12

12 x 2ph


7.

Bác sỹ

18

18 x 2ph

18 x 3ph

- nt -

8.

P. Y tá, hộ lý

18

18 x 2ph

18 x 3ph

- nt -

Tổng cộng

174

264

372


6.4.4. Diện tích của các khu vực Khoa Phẫu thuật theo từng quy mô của bệnh viện đa khoa các tuyến; được quy định trong Bảng 5.

Bảng 5

STT

Khu vực

Quy mô 1
250-350 giường

Quy mô 2
400-500 giường

Quy mô 3
trên 550 giường

1.

Khu vô khuẩn

198 m2

288 m2

450 m2

2.

Khu sạch

111 m2

162 m2

235 m2

3.

Khu phụ trợ

174 m2

264 m2

372 m2

Diện tích sử dụng

483 m2

714 m2

1057 m2

Diện tích sàn Khoa Phẫu thuật (*)

730 m2

1100 m2

1600 m2

Ghi chú: (*) Diện tích sàn Khoa Phẫu thuật được tính với hệ số k = 0,65 - 0,6.

7. YÊU CẦU VỀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

7.1. Chiếu sáng:

7.1.1. Khoa Phẫu thuật phải đảm bảo điều kiện chiếu sáng theo yêu cầu cho từng khu vực.

- Khu vô khuẩn: chiếu sáng nhân tạo.

- Khu sạch, khu vực phụ trợ: giải pháp chiếu sáng nhân tạo kết hợp ánh sáng tự nhiên.

7.1.2. Yêu cầu về độ rọi tối thiểu của ánh sáng được quy định trong bảng 6.

Bảng 6

Tên phòng

Độ rọi tối thiểu (lux)

Ghi chú

Sảnh đợi, tiếp nhận bệnh nhân

140


Phòng vệ sinh, thay quần áo

140

Cửa sổ cao trên 1,8m

Phòng khử khuẩn, cung cấp vô khuẩn, kỹ thuật, hành lang vô khuẩn

300


Phòng mổ

700/300

Điều khiển ở 2 mức sáng

Phòng Tiền mê, hồi tỉnh

500/250


Phòng nghỉ thư giãn, Phòng hành chính, bác sỹ trưởng khoa, giao ban, đào tạo (bộ phận văn phòng)

140


Kho (dụng cụ, thiết bị, vật phẩm y tế và dược phẩm, đồ bẩn)

140

Tính toán đối với mặt phẳng thẳng đứng, cao trên 1,0m

Hành lang, lối đi

100


Chú thích: Độ rọi tối thiểu là lượng ánh sáng tối thiểu trên đơn vị diện tích (được tính đối với mặt phẳng ngang, cao trên 0,8m tính từ sàn).

7.2. Các yêu cầu vi khí hậu:

7.2.1. Đảm bảo điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất);

- Nhiệt độ : 21°C – 26°C

- Độ ẩm : 60 % – 70 %

- Số lần luân chuyển không khí : 15 – 20 lần/giờ

7.2.2. Các phòng mổ và hành lang vô khuẩn: yêu cầu sạch đạt mức Class 100 000.

7.2.3. Các yêu cầu vi khí hậu được quy định trong bảng 7

Bảng 7

Tên phòng

Nhiệt độ (°C)

Độ ẩm (%)

Số lần luân chuyển không khí / giờ

Số lượng hạt bụi ³0,5mm trong 1m3 không khí

Phòng mổ, phòng hồi tỉnh, hành lang vô khuẩn

21 - 24

60 - 70

15 – 20

£ 3 x 106

Tiền mê, hành lang sạch

21 - 26

£ 70

5 – 15


7.3. Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy:

7.3.1. Khoa Phẫu thuật được thiết kế tuân theo những quy định trong Tiêu chuẩn
TCVN - 2622 : 1995.

7.3.2. Khoảng cách tối đa từ cửa đi của các phòng đến lối thoát nạn gần nhất trong Khoa Phẫu thuật được quy định tại bảng 8

Bảng 8

Bậc chịu lửa

Khoảng cách tối đa cho phép (m)

Từ các phòng ở giữa 2 lối thoát nạn

Từ các phòng có lối ra hành lang cụt

I

30

25

II

30

25

Chú thích: Đối với các không gian rộng, hành lang dài tuỳ theo yêu cầu để bố trí cửa ngăn lửa đảm bảo an toàn.

7.4. Cấp điện:

7.4.1. Khoa Phẫu thuật phải được cấp đủ điện, liên tục 24h/ngày. Ngoài nguồn thường xuyên phải có nguồn dự phòng, tự động cấp điện sau 5 giây.

7.4.2. Ngoài nguồn điện 2 pha theo quy chuẩn thông thường, được bố trí thêm nguồn cấp điện 3 pha tại khu sạch đề phòng sử dụng các thiết bị đặc biệt.

7.4.3. Hệ thống cấp điện của Khoa Phẫu thuật phải đảm bảo các yêu cầu:

- Hệ thống điện chiếu sáng phải độc lập với hệ thống điện động lực cấp cho các thiết bị.

- Hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo đủ yêu cầu về độ rọi tối thiểu của ánh sáng (quy định tại mục 7.1.2 - Bảng 6).

- Thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống tiếp địa độc lập cấp II.

- Hệ thống dây dẫn và thiết bị kiểm soát, cung cấp điện phải đảm bảo an toàn và phù hợp các thông số kỹ thuật (công suất, chất lượng…).

7.5. Công nghệ thông tin:

Có hệ thống kết nối thông tin liên lạc trong các bộ phận, giữa các khoa khác trong bệnh viện và các cơ sở bên ngoài bằng hệ thống điện thoại tổng đài, truyền dữ liệu và hình ảnh, mạng máy tính nội bộ.

Chú thích: Trong các phòng mổ tùy theo yêu cầu có hệ thống thông tin (truyền hình ảnh, và số liệu) liên lạc với bên ngoài và phòng hành chính, đào tạo để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy.

7.6. Cấp thoát nước:

7.6.1. Nước cấp: Khoa Phẫu thuật phải được cấp nước sạch vô khuẩn đầy đủ, liên tục trong ngày đảm bảo yêu cầu hoạt động chuyên môn.

7.6.2. Nước thải: Phải có hệ thống thu gom nước thải các phòng chuyên môn và nước thải sinh hoạt vào hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện, đảm bảo vệ sinh môi trường.

7.7. Chất thải rắn:

- Chất thải y tế phải được, phân loại và chuyển tới bộ phận xử lý chung của bệnh viện tuân thủ theo quy định của quy chế quản lý chất thải y tế.

- Bệnh phẩm sau phẫu thuật nếu cần sử dụng nghiên cứu khoa học cần phải được bảo quản riêng trong điều kiện thích hợp.

- Khu mổ phải có đường kết nối với bộ phận chống nhiễm khuẩn.

7.8. Yêu cầu cung cấp khí y tế:

Hệ thống khí y tế phải được cấp từ hệ thống trung tâm.

Số lượng các loại khí y tế, số đầu cấp được quy định ở Bảng 9

Bảng 9.

STT

Loại khí y tế

Số đầu khí cấp/giường, bàn mổ

Chú thích

Tiền mê

hồi tỉnh

Phòng mổ


1.

(O2) trung tâm

01

01

02


2.

Khí nén (AIR) trung tâm


01

02

áp lực 4bar và 8bar

3.

Khí hút (VAC) trung tâm

01

01

02


Chú thích: Tùy theo yêu cầu của phòng mổ mà thiết kế hệ thống trung tâm khí CO2 N2O...

7.9. Yêu cầu hoàn thiện công trình:

7.9.1. Nền sàn:

Nền sàn của Khoa Phẫu thuật đảm bảo phẳng, nhẵn, chịu lực không trơn trượt, chịu được hoá chất, chống thấm, và dễ cọ rửa vệ sinh. Giữa các không gian không chênh cốt.

Giao tuyến của sàn với tường đảm bảo dễ vệ sinh, chống đọng và bám bụi.

7.9.2. Tường:

Tường của Khoa Phẫu thuật, sử dụng vật liệu hoàn thiện chất lượng cao đảm bảo bề mặt phẳng, nhẵn, chịu nước, chống ăn mòn hoá chất, dễ vệ sinh từ sàn tới trần.

Giao tuyến của sàn với tường cong trơn chống bám bụi.

Tường bên trong khu vực hành lang phải gắn thanh chống va đập ở độ cao từ 0,7m đến 0,9m (tính từ sàn).

7.9.3. Trần:

Trần bên trong và hành lang của Khoa Phẫu thuật sơn mầu trắng, phải có bề mặt phẳng, nhẵn (không bám bụi) chống thấm, kháng khuẩn, bảo ôn và cách âm tốt.

7.9.4. Cửa đi:

Cửa ra vào có khuôn, cánh cửa bằng nhựa tổng hợp hoặc kim loại kết hợp với kính trong hoặc mờ.

Cửa có chuyển xe, giường đẩy bản lề mở hai chiều hoặc đóng mở tự động.

Các cửa ra vào đều phải có chốt, khoá an toàn (các bệnh viện loại I nên có cửa đóng mở tự động ở các hành lang).

7.9.5. Cửa sổ:

Cửa sổ có khuôn, cánh cửa bằng nhựa tổng hợp hoặc kim loại kết hợp với kính trong hoặc mờ để chiếu sáng tự nhiên.

7.9.6. Cửa chuyển dụng cụ (Passbox) Cửa chuyển dụng cụ cách sàn tối thiểu 0,9m đảm bảo ngăn cách không khí sạch lạnh và độ chênh áp giữa các khu vực.

7.9.7. Lắp đặt thiết bị kỹ thuật:

Lắp đặt thiết bị kỹ thuật (tủ điều khiển, đèn đọc phim, passbox dụng cụ…) phải đảm bảo yêu cầu kỹ mỹ thuật, hoàn thiện không để không khí bẩn, bụi lọt vào trong phòng.

8. TỔNG HỢP CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT

Bảng 10.

Phòng chức năng

- Phòng mổ,
- Hành lang vô khuẩn,
- Phòng hồi tỉnh

- Phòng Tiền mê,
- Hành lang sạch

- P. nghỉ thư giãn

- Rửa dụng cụ,
- Thay đồ nhân viên

- Khu phụ trợ

- Hành chính

1. Diện tích

36m2/phòng mổ

6(9)m2/người (gi)



2. Sàn nhà

Phủ vật liệu nhân tạo chống mài mòn, chống nấm mốc, chống tĩnh điện.

Chống trơn trượt.


3. Tường

Sử dụng các vật liệu chịu nước, các chất tẩy khuẩn, sơn kháng khuẩn, được sử dụng tới trần.

Đảm bảo phẳng, nhẵn. khu ướt ốp bằng gạch men kính, hoặc sơn Epoxy

4. Trần

Bề mặt phẳng, nhẵn; hệ thống chiếu sáng, phòng - chữa cháy, cấp không khí sạch và các hệ thống máy móc kỹ thuật.

5. Cửa

Dễ cầm nắm, đóng mở nhẹ nhàng; cửa có chuyển xe, giường đẩy bản lề mở hai chiều.

6. Cổng kết nối phương tiện

Toàn bộ các cổng kết nối đặt cạnh giường




7. Nhiệt độ

21 – 24°C

21 - 26°C

21 - 26°C


8. Độ ẩm không khí

60% - 70%

Không lớn hơn 70%



9. Luân chuyển không khí /h

15 - 20 lần/h

5 - 15 lần/h



10. Số lượng đầu cấp khí

06 cho 3 loại

03 cho 3 loại



11. Ánh sáng

Độ rọi 300-700 lux

Độ rọi 250-500 lux

Độ rọi 100-140 lux

12. Ổ cắm điện

10 ổ/phòng mổ loại 220V/10A
(có tiếp địa)

4 ổ/ giường loại 220V/10A
(có tiếp địa)

4 ổ loại 220V/10A
(có tiếp địa)

2 ổ/phòng
(có tiếp địa)

13. Hệ thống cấp điện khẩn cấp

Cung cấp cho các thiết bị y tế và chiếu sáng, thời gian trì hoãn để vận hành không quá 15 giây.

14. Công suất cổng kết nối


1200 w/giường


2,8 kW

15. Máy sử dụng nguồn điện DC

Đồng hồ,máy gọi đảo chiều

Máy gọi y tá, máy gọi đảo chiều, đầu Tel


Máy gọi đảo chiều, đầu Tel

16. Cấp nước

Nước vô khuẩn cấp cho chậu rửa tay

02 chậu rửa cho bác sỹ

01 chậu rửa cho 1 phòng

01chậu rửa 10/người

01 vòi sen 20 người

17. Thoát nước

Hệ thống thu, thoát nước thải hoá chất và nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ trước khi thoát vào hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện.









PHỤ LỤC A

(thông tin tham khảo)

MẪU THIẾT KẾ

NỘI DUNG:

Mặt cắt, mặt bằng kỹ thuật phòng mổ

Mặt cắt, mặt bằng hệ thống khí sạch

Phòng hồi tỉnh

Phòng mổ

Mặt cắt

MẶT BẰNG

HỆ THỐNG KHÍ SẠCH PHÒNG MỔ

MẶT CẮT

MẶT BẰNG

1.

Giường bệnh

4.

Bàn + rửa tay

2.

Vách ngăn nhẹ di động

5.

Xe thu đồ bẩn

3.

Giá truyền dịch

6.

Hệ thống cấp khí điện

PHỤ LỤC B

(thông tin tham khảo)

MẪU THIẾT KẾ

QUY MÔ 1 :

BỆNH VIỆN ĐA KHOA ; 250 – 350 GIƯỜNG

Dây chuyền công nghệ, Sơ đồ hoạt động

Mặt bằng

Mặt cắt

QUY MÔ 2 :

BỆNH VIỆN ĐA KHOA ; 400 – 500 GIƯỜNG

Dây chuyền công nghệ, Sơ đồ hoạt động

Mặt bằng

Mặt cắt

QUY MÔ 3

BỆNH VIỆN ĐA KHOA ; TRÊN 550 GIƯỜNG

Mặt bằng sơ đồ tổ chức

QUY MÔ 1 (Bệnh viện đa khoa 250 đến 350 giường)

DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

MẶT BẰNG

GHI CHÚ:

1.

Sảnh

9.

Phòng bác sỹ

17.

Tiếp nhận bệnh nhân

2.

Nơi đợi người nhà

10.

Phòng y tá, hộ lý

18.

Kho thiết bị

3.

Hồi tỉnh mổ hữu khuẩn

11.

Hành chính + hội chẩn + đào tạo

19.

P.nghỉ thư giãn+ghi hồ sơ mổ

4.

Tiền mê mổ hữu khuẩn

12.

Tắm, thay đồ nhân viên

20.

Phòng vệ sinh

5.

Chuẩn bị

13.

Phòng mổ vô khuẩn

21.

P. khử khuẩn

6.

Mổ hữu khuẩn

14.

Hành lang vô khuẩn

22.

Hồi tỉnh

7.

Lối vào nhân viên

15.

Kho vật tư tiêu hao

23.

Phòng đồ thải

8.

Trưởng khoa

16.

Hành lang sạch + tiền mê



Quy mô 1 (Bệnh viện đa khoa 250 đến 350 giường)

MẶT CẮT

QUY MÔ 2 (Bệnh viện đa khoa 400 đến 500 giường)

DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG

MẶT BẰNG

GHI CHÚ:

1.

Sảnh

9.

Phòng bác sỹ

17.

Hồi tỉnh

2.

Nơi đợi người nhà

10.

Phòng y tá, hộ lý

18.

Tiếp nhận bệnh nhân

3.

Hồi tỉnh mổ hữu khuẩn

11.

Hành chính+hội chẩn+đào tạo

19.

P. khử khuẩn

4.

Tiền mê mổ hữu khuẩn

12.

Tắm, thay đồ nhân viên

20.

P. nghỉ giữa ca + ghi hồ sơ mổ

5.

Chuẩn bị

13.

Kho thiết bị

21.

Phòng vệ sinh

6.

Mổ hữu khuẩn

14.

Phòng mổ vô khuẩn

22.

Phòng đồ thải

7.

Hành lang vô khuẩn

15.

Kho vật tư tiêu hao



8.

Trưởng khoa

16.

Hành lang sạch + Tiền mê



MẶT CẮT

QUY MÔ 3 (Bệnh viện đa khoa trên 550 giường)

MINH HOẠ PHƯƠNG ÁN BỐ CỤC MẶT BẰNG

source
http://xuanvy.com/Default.aspx?tabid=9080&articleType=ArticleView&articleId=561&language=vi-VN